Ngày 29/5, tại New York, Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria về tình hình Myanmar với sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia thành viên LHQ, trong đó có tất cả 15 nước thành viên HĐBA và 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngày 12/7, phát biểu khai mạc phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 56 tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia cho rằng đã đến lúc khuyến khích đối thoại giữa các bên liên quan ở Myanmar để mở đường cho giải pháp chính trị, từ đó hòa bình bền vững.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trước diễn biến phức tạp về vấn đề Myanmar, trên cơ sở chỉ đạo của các lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN gần đây, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi kế hoạch và các hướng đi cụ thể để triển khai hiệu quả Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về vấn đề Myanmar.
Trước thềm chuyến thăm chính thức của Phó Tổng thống Jagdeep Dhankar tới Campuchia, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 10/11 đã khẳng định sự ủng hộ đối với Đồng thuận 5 điểm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề Myanmar, đồng thời nêu rõ Ấn Độ muốn chứng kiến bạo lực chấm dứt ở quốc gia này.
Chiều 3/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, nêu quan điểm của Việt Nam trước sự kiện Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan sắp diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia) cũng như về vấn đề Myanmar, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Ngày 13/6, Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức phiên họp về vấn đề Myanmar. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, bà Noeleen Heyzer đã báo cáo tình hình, trong đó có tình hình tại bang Rakhine. Tại đây Việt Nam đã lên tiếng ủng một giải pháp toàn diện và bền vững với sự cam kết mạnh mẽ của các bên liên quan cho vấn đề Myanmar.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 2/2 đã kêu gọi “chấm dứt ngay mọi hình thức bạo lực” ở Myanmar.
Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp ngày 7/1 giữa Chủ tịch Hội đồng điều hành nhà nước Myanmar (SAC) - Thống tướng Min Aung Hlaing và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen tại thủ đô Nay Pyi Taw, ông Min Aung Hlaing đảm bảo tạo điều kiện để Đặc phái viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề Myanmar có thể gặp gỡ tất cả các bên liên quan tại Myanmar, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 14/12, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đã ra thông cáo báo chí về kết quả hội nghị trực tuyến Ngoại trưởng các nước ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển các nước trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra vào ngày 12/12 vừa qua từ điểm cầu Liverpool (Anh).
Trong 24 giờ qua, các nước ASEAN ghi nhận gần 27.000 ca nhiễm mới, 351 ca tử vong, đưa tổng ca tử vong vượt 285.000. Myanmar đánh giá "dịch không còn là vấn đề", sẽ mở lại biên giới trên bộ từ tháng 12, trong khi ca nhiễm theo ngày tại Lào lập kỷ lục mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 27/10, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Tokyo ủng hộ các nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có đồng thuận 5 điểm nhằm giải quyết vấn đề Myanmar và ủng hộ việc nhanh chóng thực hiện 5 điểm đồng thuận này.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 25/10 đã bổ nhiệm bà Noeleen Heyzer (người Singapore) làm đặc phái viên mới về vấn đề Myanmar.
Ngày 5/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva ủng hộ cách tiếp cận không can thiệp vào vấn đề nội bộ Myanmar của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Một giải pháp đối với vấn đề Myanmar có thể được đưa ra theo "phương thức của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)". Đây là tuyên bố được ông Zaw Min Tun, người phát ngôn quân đội Myanmar và Hội đồng điều hành nhà nước (SAC), đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã phát ngày 1/5.
Tất cả các nước thành viên HĐBA đều đánh giá cao vai trò trung tâm và những nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar.
Ngày 22/4, Philippines tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch của Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Brunei - nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2021 - về việc tới thăm Myanmar và tập trung nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng tại đây.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 19/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và người tiền nhiệm Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước Đông Nam Á thúc đẩy nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh sẽ liên lạc và hợp tác với tất cả các bên, đồng thời phối hợp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy cuộc hòa đàm ở Myanmar và giúp xoa dịu tình hình ở đây sớm nhất có thể.
Ngày 18/2, Bộ Ngoại giao Singapore thông báo ngoại trưởng của Singapore, Indonesia ủng hộ tiến hành cuộc họp không chính thức cấp bộ trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thảo luận tình hình hiện nay ở Myanmar.