Tags:

Vùng đất cố đô

  • Ninh Bình hướng đến xây dựng thương hiệu lễ hội riêng

    Ninh Bình hướng đến xây dựng thương hiệu lễ hội riêng

    Bằng các hoạt động văn hóa đặc sắc, có tính kết nối và lan tỏa cao, Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa" đã mang đến không gian âm nhạc, văn hóa độc đáo, ấn tượng và mới mẻ, thu hút sự quan tâm lớn của nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá các giá trị di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư và giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền trong cả nước, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, mở đầu cho mục tiêu xây dựng công nghiệp văn hóa tại vùng đất Cố đô đầy ắp di sản.

  • Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới - Bài 2: Điểm nhấn từ những thiết chế văn hóa hiện đại

    Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới - Bài 2: Điểm nhấn từ những thiết chế văn hóa hiện đại

    Nhận thức rõ vai trò của thiết chế văn hóa hiện đại trong đời sống nhân dân, tạo điểm nhấn trong kiến trúc đô thị, góp phần xây dựng thương hiệu địa phương, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng nhiều thiết chế văn hóa hiện đại, đặc sắc. Điều này không chỉ tạo điểm nhấn cho kiến trúc đô thị mà còn góp phần bồi đắp các giá trị tinh thần, định hình và giữ vững bản sắc văn hóa vùng đất Cố đô Hoa Lư, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

  • Định dạng bản sắc, xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình - Bài 1: Tiềm năng vùng đất Cố đô

    Định dạng bản sắc, xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình - Bài 1: Tiềm năng vùng đất Cố đô

    Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, Ninh Bình còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, vùng đất của những kỳ quan, trầm tích lịch sử lâu đời, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới độc đáo.

  • Thơ như lời nguyện cầu bình an

    Thơ như lời nguyện cầu bình an

    Bùi Thị Nhài là một trong những cây bút nữ làm thơ đương nổi ở vùng đất Cố đô Ninh Bình. Trước Vô ưu, Bùi Thị Nhài đã có tập thơ Lời hoa và Thu Tràng An cùng nhiều bài thơ hay khác in trên báo chí trung ương và địa phương. 

  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế để phát triển bền vững

    Phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế để phát triển bền vững

    Huế - vùng đất Cố đô hội tụ nhiều di sản quý báu của cha ông để lại, trong đó có những di sản được vinh danh ở tầm quốc tế, là di sản thế giới.

  • 'Đánh thức' tiềm năng du lịch từ các di tích lịch sử tại Ninh Bình

    'Đánh thức' tiềm năng du lịch từ các di tích lịch sử tại Ninh Bình

    Vùng đất Cố đô - Ninh Bình thừa hưởng những di sản lịch sử, văn hóa của vùng kinh đô cổ hơn nghìn năm lịch sử.

  • Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành xứ sở mai vàng

    Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành xứ sở mai vàng

    Với vẻ đẹp sang trọng và tao nhã, mai vàng Huế đã trở thành biểu tượng của vùng đất Cố đô, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn giống mai truyền thống, thúc đẩy phong trào trồng mai, tạo sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo nhằm hiện thực hóa việc "Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành xứ sở mai vàng Việt Nam".

  • 'Di sản' áo dài xứ Huế

    'Di sản' áo dài xứ Huế

    Thừa Thiên - Huế vốn là chiếc nôi sản sinh của áo dài ngũ thân, đồng thời là mảnh đất gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển áo dài Việt Nam suốt hàng trăm năm qua. Xuyên suốt thời gian giữ vai trò là kinh đô của đất nước, Cố đô Huế cũng là Kinh đô áo dài Việt Nam, nổi danh bởi “chế độ y quan” rực rỡ - biểu trưng cho một triều đại phương Đông. Chính vì thế, áo dài là bản sắc văn hóa vùng đất, nét đẹp của con người xứ Huế. Cùng với sự đổi thay của lịch sử, áo dài qua từng thời đại đã có không ít sự điều chỉnh. Tuy nhiên, dù điều chỉnh ra sao, áo dài vẫn là quốc phục, niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và là “món ăn tinh thần” thể hiện bản sắc riêng của văn hóa vùng đất Cố đô Huế.

  • Khẳng định thương hiệu Kinh đô áo dài Việt Nam - Bài 1: Bản sắc văn hóa của vùng đất Cố đô Huế

    Khẳng định thương hiệu Kinh đô áo dài Việt Nam - Bài 1: Bản sắc văn hóa của vùng đất Cố đô Huế

    Thừa Thiên - Huế vốn là chiếc nôi sản sinh của áo dài ngũ thân, đồng thời là mảnh đất gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển áo dài Việt Nam trong suốt hàng trăm năm qua.

  • Tết Nhâm Dần 2022: Độc đáo tranh dân gian làng Sình

    Tết Nhâm Dần 2022: Độc đáo tranh dân gian làng Sình

    Mỗi dịp Tết đến Xuân về, không khí tại làng nghề tranh dân gian làng Sình, xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại rộn ràng hơn. Với lịch sử gần 450 năm, tranh dân gian làng Sình không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô.

  • Thành lập Tủ sách Huế, quảng bá văn hóa vùng đất Cố đô

    Thành lập Tủ sách Huế, quảng bá văn hóa vùng đất Cố đô

    Ngày 17/3, tại Lầu Tàng Thư, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ công bố đề án Tủ sách Huế và ra mắt ấn phẩm đầu tiên của Tủ sách Huế - Địa chí văn hóa Huế.

  • Thơ mộng sen hồng vùng đất cố đô Ninh Bình

    Thơ mộng sen hồng vùng đất cố đô Ninh Bình

    Tháng 6 là thời điểm những đầm sen bắt đầu nở rộ thu hút du khách đến với Ninh Bình để thưởng thức hương sen và phong cảnh sơn thủy hữu tình.  

  • Liên kết phát triển du lịch miền Trung: Bài 2 - Thừa Thiên - Huế khai thác thế mạnh về đô thị di sản, văn hóa

    Liên kết phát triển du lịch miền Trung: Bài 2 - Thừa Thiên - Huế khai thác thế mạnh về đô thị di sản, văn hóa

    Mục tiêu của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn này là xây dựng Huế trở thành đô thị "Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường"; xây dựng và khẳng định thành phố Huế xứng đáng là thành phố văn hóa của ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam; nâng cao hình ảnh thân thiện của vùng đất Cố đô Huế với khách du lịch trong, ngoài nước.

  • Lễ hội chùa Bái Đính - tìm về giá trị linh thiêng nơi cố đô

    Lễ hội chùa Bái Đính - tìm về giá trị linh thiêng nơi cố đô

    Mùa xuân mới tràn về cũng là lúc trên đất Cố đô Hoa Lư, hàng triệu phật tử cả nước cùng du khách khắp thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

  • Lễ hội Cố đô Hoa Lư – Giữ hồn cốt của Cố đô ngàn năm

    Lễ hội Cố đô Hoa Lư – Giữ hồn cốt của Cố đô ngàn năm

    Vào dịp tháng Ba âm lịch hàng năm, nhân dân tỉnh Ninh Bình lại nô nức chuẩn bị Lễ hội Hoa Lư nhằm kỷ niệm sự kiện vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và tri ân các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Nét đặc sắc trong Lễ hội Hoa Lư không chỉ bởi ý nghĩa tri ân, giáo dục lịch sử cho các thế hệ mà còn thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước bởi các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô.

  • Hàng trăm nghệ nhân tranh thêu tham dự lễ hội 'Sắc hoa- nơi gặp gỡ của những giấc mơ'

    Hàng trăm nghệ nhân tranh thêu tham dự lễ hội 'Sắc hoa- nơi gặp gỡ của những giấc mơ'

    Trước thềm Festival Huế 2018 và trong những ngày diễn ra sự kiện hai năm mới có một lần này của vùng đất cố đô, bên dòng Hương Giang, XQ Việt Nam tổ chức lễ hội hưởng ứng "Sắc hoa- nơi gặp gỡ của những giấc mơ". Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng trăm họa sĩ, nghệ nhân và thợ thêu XQ từ khắp mọi miền đất nước.

  • Bảo tồn nhà rường, gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế

    Bảo tồn nhà rường, gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế

    Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của nhiều nhà rường cổ ở làng Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nỗ lực triển khai các giải pháp trùng tu, phục dựng nguyên trạng.

  • Bay cao cánh diều xứ Huế

    Bay cao cánh diều xứ Huế

    Đến Huế không chỉ có cảnh đẹp của sông Hương - núi Ngự, nội thành Huế cổ kính uy nghi; mà với du khách, Huế còn hấp dẫn với những cánh diều bay vút trên cao mang theo những khát vọng nên thơ của người dân vùng đất cố đô.

  • Liên kết để khai thác tour du lịch làng nghề

    Liên kết để khai thác tour du lịch làng nghề

    Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 88 làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có 69 làng nghề thủ công. Những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa Huế, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của du lịch ở vùng đất Cố đô.

  • Thừa Thiên - Huế: Những người luôn đón giao thừa trên phố

    Thừa Thiên - Huế: Những người luôn đón giao thừa trên phố

    Đêm 30 Tết, khi người người quây quần bên gia đình đón năm mới, trên những con phố của thành phố Huế, có những người vẫn cặm cụi và lặng lẽ gìn giữ hình ảnh sạch đẹp của vùng đất cố đô.