Ngày 26/6, giới chức y tế bang Maharashtra, Tây Nam Ấn Độ, xác nhận 2 trường hợp nhiễm virus Zika tại bang này.
Ngày 24/9, Bộ Y tế Campuchia xác nhận đã phát hiện ca mắc virus Zika đầu tiên tại nước này trong 7 năm qua.
Ngày 20/5, các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đồng loạt tổ chức Lễ phát động ra quân chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết - virus Zika đợt 1 năm 2022.
Ấn Độ ngày 24/10 đã ghi nhận một trường hợp mới nhiễm virus Zika ở tỉnh Kanpur, bang Uttar Pradesh, miền Bắc nước này. Bệnh nhân là một sĩ quan Không quân Ấn Độ (IAF).
Ngày 12/7, Bộ Y tế Sri Lanka cho biết nước này đang đề cao cảnh giác sau khi nước láng giềng Ấn Độ ghi nhận một số ca nhiễm virus Zika.
Chính quyền bang Kerala, miền Nam Ấn Độ ngày 9/7 cho biết đã phát cảnh báo trên toàn bang sau khi xác nhận một trường hợp nhiễm virus Zika.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, các nhà khoa học của Quỹ Oswaldo Cruz (Fiocruz) - trung tâm nghiên cứu y khoa lớn nhất Mỹ Latinh - cho biết đã phát hiện chủng mới của virus zika tại Brazil và cảnh báo khả năng gây dịch của loại virus từng làm rúng động thế giới năm 2015 với nguy cơ gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Bộ Y tế vừa có Công văn số 2775/BYT-DP yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết sau khi Đà Nẵng ghi nhận 1 ca mắc bệnh do virus Zika và bệnh sốt xuất huyết gia tăng, cùng có đường lây qua muỗi truyền.
Đài truyền hình Thụy Điển (SVT) ngày 15/11 đưa tin nước Pháp đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm virus Zika do muỗi đốt tại khu vực miền Nam nước này.
Cơ quan môi trường quốc gia Singapore (NEA) ngày 13/9 đã xác nhận 3 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên của nước này trong năm nay. Cả 3 trường hợp đều cư trú ở đường Hemsley Avenue thuộc khu Serangoon Gardens.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Liên bang Rio de Janeiro và Quỹ Oswaldo Cruz vừa chứng minh bằng thí nghiệm trên chuột bạch rằng vaccine phòng chống sốt vàng cũng có tác dụng kích thích kháng thể tiêu diệt virus Zika.
Dịch Zika đang có dấu hiệu lây lan tại Ấn Độ khi virus này được phát hiện tại bang miền Tây Gujarat. Đây là bang thứ 2 ở Ấn Độ ghi nhận có người nhiễm virus Zika sau khi gần 150 ca nhiễm khác được thông báo trong năm nay tại bang Rajasthan.
51 trường hợp nhiễm virus Zika đã được xác nhận tại thủ phủ Jaipur của bang Rajasthan trong đợt bùng phát lớn nhất dịch bệnh này ở Ấn Độ, khiến các nhà dịch tễ học khuyến cáo cần ngăn chặn muỗi sinh sôi trong tuần tới để đảm bảo dịch bệnh không lan rộng và tạo ra những ổ dịch mới.
Ngày 9/10, Ấn Độ thông báo có 22 trường hợp dương tính với virus Zika ở bang Rajasthan, miền Tây nước này. Đây là đợt bùng phát virus Zika lần thứ ba ở Ấn Độ kể từ tháng 1/2017.
Chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ (CDC) đã nâng cao cảnh giác của người dân nước này đối với con vật nhỏ bé gieo rắc virus Zika, sốt vàng da, sốt xuất huyết dự đoán có thể “xâm chiếm” 3/4 nước Mỹ.
Một hỗn hợp gồm 3 kháng thể đã cho kết quả rất tốt trong thử nghiệm phòng virus Zika ở khỉ, hứa hẹn sớm được thử nghiệm trên người.
Ngày 17/4, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) kêu gọi tăng cường giám sát các triệu chứng co giật và động kinh liên quan đến virus Zika ở những trẻ em do các bà mẹ bị nhiễm virus trong thời gian mang thai sinh ra.
Theo một nghiên cứu được Liên hợp quốc công bố ngày 7/4, sự hoành hành của virus Zika từ năm 2015 cho tới nay tại khu vực Mỹ Latinh đã và sẽ để lại những tổn thất to lớn về kinh tế cho khu vực đang phát triển này.
Tỷ lệ sinh con bị mắc bệnh đầu nhỏ cũng như các dị tật bẩm sinh khác ở những thai phụ nhiễm virus Zika cao hơn gấp 20 lần so với những phụ nữ mang thai trước thời điểm loại virus này bùng phát ở châu Mỹ.
Năm 2017, tỉnh Khánh Hòa chi hơn 5 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện công tác phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika với mục tiêu chủ động kiểm soát chặt chẽ tại các khu vực có nguy cơ bùng nổ và lây truyền dịch cao về hai bệnh này.