Ngày 3/10, Tập đoàn dầu mỏ Petrobras của Brazil thông báo đã phát hiện các mỏ khí đốt tự nhiên lớn tại Colombia. Như vậy, trữ lượng khí đốt của quốc gia Nam Mỹ này trên thực tế có thể lớn hơn gấp đôi.
Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Saudi Aramco thuộc sở hữu nhà nước của Saudi Arabia, ngày 10/3, cho biết đã tăng mức cổ tức chi trả cho các nhà đầu tư, bất chấp lợi nhuận ròng sụt giảm từ mức kỷ lục 161,1 tỷ USD vào năm 2022 xuống còn 121,3 tỷ USD trong năm 2023 do giá dầu hạ.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft ngày 21/10 cho biết LB Nga và Trung Quốc đã ký khoảng 20 thỏa thuận trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh năng lượng Nga-Trung tổ chức tại Bắc Kinh. Thông cáo viết: “Bên lề diễn đàn, các cuộc gặp song phương đã được tổ chức giữa doanh nghiệp hai nước và khoảng 20 thỏa thuận đã được ký kết”.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 22/11, chính phủ chuyển tiếp tại Bulgaria và công ty Lukoil Neftochim Bulgaria (LNB) có liên kết với Tập đoàn dầu mỏ Lukoil của Nga đã ký một thỏa thuận cho phép LNB tiếp tục hoạt động và xuất khẩu các sản phẩm dầu sang Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 8/11, Thủ tướng Antigua và Barbuda, Gaston Browne cho biết các đảo quốc nhỏ vốn đang chịu tác động của biến đổi khí hậu mong muốn các tập đoàn dầu mỏ bồi thường cho những thiệt hại mà các nước này phải gánh chịu do các trận bão ngoài khơi và mực nước biển dâng cao.
Sản lượng dầu thô của Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) có thời điểm chỉ đạt khoảng 400.000 thùng/ngày, nhưng giờ đã tăng gấp 3 lần. Trong khi đó, Chính phủ Libya đang nỗ lực nâng sản lượng dầu thô của nước này lên mức 3 triệu thùng/ngày.
Các công ty dầu mỏ Mỹ đạt lợi nhuận kỷ lục trong vài tháng khi mà người Mỹ phải vất vả trả tiền xăng, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
"Exxon đã kiếm được nhiều bộn tiền trong năm nay”, ông Biden bức xúc chỉ trích tập đoàn dầu mỏ này kiếm bộn tiền để mặc người dân chịu đựng giá xăng cao kỷ lục.
Tập đoàn dầu mỏ Shell (Anh) ngày 7/4 cho biết sẽ phải chịu thiệt hại lên tới 5 tỷ USD (4,6 tỷ euro) khi rời khỏi Nga.
Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Pemex của Mexico cho biết sẽ tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày trong năm nay, với dự kiến đạt trung bình 1,87 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022.
Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn dầu mỏ Aramco của Saudi Arabia, ông Amin H. Nasser ngày 24/1 nhận định nhu cầu dầu mỏ thế giới đang gần các mức trước đại dịch COVID-19 và sẽ phục hồi lên các mức này vào cuối năm 2022.
Giá dầu châu Á tăng trong phiên 8/11 trong bối cảnh nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã hỗ trợ triển vọng nhu cầu năng lượng. Trong khi đó, Saudi Aramco, Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Saudi Arabia Aramco, tăng giá bán dầu chính thức.
Ngày 23/8, Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Mexico Pemex (Petroleos Mexicanos) cho biết vụ nổ gây hoả hoạn tại giàn khoan dầu của tập đoàn này ở ngoài khơi Vịnh Mexico xảy ra vào sáng cùng ngày đã làm 1 người thiệt mạng và 5 người mất tích.
Sáng 23/8 (giờ Việt Nam), một vụ nổ đã gây ra hỏa hoạn tại giàn khoan dầu của tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Mexico Pemex (Petroleos Mexicanos) trên Vịnh Mexico.
Phong trào Houthi tại Yemen ngày 12/4 cho biết đã phóng các máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu của Saudi Arabia, gồm các nhà máy lọc dầu của tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco ở Jubail và Jeddah.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdul Aziz bin Salman ngày 30/8 thông báo Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Aramco đã phát hiện hai mỏ dầu và khí đốt mới ở miền Bắc đất nước.
Năm 2019, Saudi Aramco, tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Saudi Arabia, tiếp tục là công ty có lợi nhuận đứng đầu thế giới.
Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia ngày 11/5 cho biết đã yêu cầu Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Aramco tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng dầu ở mức 1 triệu thùng dầu mỗi ngày bắt đầu từ tháng 6 tới để hỗ trợ giá dầu trên thị trường vốn đã giảm quá sâu do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco của Saudi Arabia đã soán ngôi của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ Apple để trở thành công ty đại chúng đắt giá nhất thế giới.
Giám đốc điều hành tập đoàn dầu mỏ Rosneft lớn nhất của Nga, công Igor Sechin, ngày 24/10 cho biết Rosneft đã chuyển sang sử dụng đồng euro trong các hợp đồng của tập đoàn này, thay vì đồng USD, nhằm bảo vệ các giao dịch của mình trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.