Hãng tin AP đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được "thỏa thuận về nguyên tắc" trong cuộc nói chuyện qua điện thoại tối muộn ngày 27/5 (giờ địa phương) nhằm nâng trần nợ công, qua đó giúp nước Mỹ tránh được kịch bản vỡ nợ.
Trong phiên giao dịch chiều 26/5, thị trường chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm, giữa những hy vọng về một thỏa thuận tăng trần nợ tại Mỹ và sức bật của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ tránh được kịch bản vỡ nợ, cho dù các nghị sĩ bắt đầu kỳ nghỉ 10 ngày mà chưa đạt thỏa thuận tăng trần nợ công.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã chưa đạt được thỏa thuận về tăng trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ, khi chỉ chưa tới 10 ngày nữa là Mỹ có nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, hai bên tuyên bố sẽ tiếp tục đàm phán.
Khi các cuộc đàm phán về tăng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ đang diễn ra, các ngân hàng Phố Wall và các công ty quản lý tài sản đã chuẩn bị cho hậu quả trong trường hợp Mỹ xảy ra vỡ nợ.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về việc tăng trần nợ 31.400 tỷ USD của Washington ngày càng căng thẳng, các ngân hàng và các nhà quản lý tài sản tại Phố Wall bắt đầu chuẩn bị cho những hậu quả tồi tệ trong trường hợp kịch bản nước Mỹ vỡ nợ xảy ra.
Hạ viện Mỹ, do phe Cộng hòa nắm thế đa số, ngày 26/4 đã thông qua đề xuất tăng giới hạn nợ quốc gia, nhưng đi kèm với biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu - động thái vấp phải sự phản đối từ Tổng thống Joe Biden và phe Dân chủ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số, ông Kevin McCarthy ngày 19/4 đã đề xuất trước Quốc hội dự luật cho phép nâng trần nợ công quốc gia thêm 1.500 tỷ USD, vấn đề vốn đang gây tranh cãi giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 19/9 cảnh báo nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể đảo ngược từ phục hồi sang suy thoái nếu Quốc hội không nhanh chóng tăng trần nợ liên bang.
Ngày 9/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tiếp tục hối thúc Quốc hội nâng mức trần nợ công thông qua hành động của cả hai viện trong khi chính quyền liên bang gần cạn kiệt ngân sách, đồng thời cảnh báo những tác động xấu về kinh tế nếu không tăng trần nợ công.
Chính phủ liên bang Mỹ đang đứng trước nguy cơ cạn tiền và không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn trong nửa đầu tháng 9 tới nếu Quốc hội không nhanh chóng phê duyệt tăng trần nợ công.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã lên tiếng hối thúc Quốc hội nước này hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế lớn nhất thế giới này vỡ nợ trong bối cảnh việc đình chỉ áp dụng mức trần nợ công hoặc tăng trần nợ công sẽ hết hiệu lực từ ngày 1/3.
Bộ Tài chính Mỹ có thể cạn tiền mặt vào cuối tháng 9/2019 nếu cơ quan lập pháp không có hành động để gia hạn đình chỉ áp dụng mức trần nợ công hoặc tăng trần nợ công.
Giải trình trước Quốc hội về tình hình nợ công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn, nhưng Chính phủ rất thận trọng với việc tăng thuế, ưu tiên giải quyết nợ đọng thuế để nuôi dưỡng nguồn thu hơn là tăng thuế suất.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/9 đã ký phê chuẩn dự luật về khoản cứu trợ 15,25 tỷ USD dành các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, cùng các biện pháp rót ngân sách cho chính phủ liên bang và tăng mức trần nợ công.
Hạ viện Mỹ ngày 28/10 đã thông qua thỏa thuận ngân sách có thời hạn 2 năm, theo đó loại bỏ khả năng cắt giảm chi tiêu quốc phòng và chi tiêu công, đồng thời tăng trần nợ liên bang và tránh nguy cơ bế tắc về tài chính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký dự luật nâng trần nợ công đến hết ngày 15/3/2015. Nhờ đó, Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ và thị trường tài chính Mỹ cũng như toàn cầu thoát khỏi một cú sốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký dự luật tăng trần nợ của Mỹ cho tới tháng 3/2015, qua đó giải quyết xong vấn đề tranh cãi chính trị này trước khi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào tháng 11 tới.
Vấn đề nợ công lại ám ảnh nước Mỹ khi Bộ Tài chính nước này cảnh báo Nhà Trắng có thể sẽ lại rơi vào tình trạng vỡ nợ trong tháng Hai do không còn quyền vay mượn nếu như Quốc hội không cho phép tăng trần nợ công.
Cuộc đàm phán tại Thượng viện về dự luật tăng trần nợ và mở cửa trở lại các cơ quan chính phủ sắp hoàn tất, đồng thời một thỏa thuận có thể sớm được công bố.