Sau khi khống chế tốt các ổ dịch tả lợn châu Phi, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các địa phương, người chăn nuôi đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh, đảm bảo phương châm “tái đàn nhưng không để tái dịch”.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mạnh dạn tái đàn, nuôi lợn theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Trước nhu cầu tái đàn lợn đang tăng mạnh, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người chăn nuôi tuyệt đối không mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là gần đây dịch bệnh trên đàn lợn tái phát trở lại.
Với quyết tâm khôi phục và phát triển đàn lợn, tăng giá trị ngành chăn nuôi, tỉnh Bình Thuận đang tập trung tái đàn lợn; trong đó chú trọng hướng dẫn, giám sát việc tái đàn lợn theo nguyên tắc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, vệ sinh, sát trùng và an toàn sinh học.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội nằm trong nhóm 4 (nhóm cuối cùng) về tốc độ tăng đàn, tái đàn lợn của cả nước.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện về việc tăng cường tái đàn lợn trên địa bàn để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn phục vụ mùa mua sắm cao điểm cuối năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa báo cáo 4 nhóm tỉnh, thành phố thực hiện chăn nuôi lợn và công tác tái đàn.
Theo ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, chủ trương của tỉnh Quảng Ninh là không tái đàn lợn một cách ồ ạt; chỉ tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi an toàn; không khuyến khích tái đàn ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Sau gần một tháng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tái đàn lợn của UBND tỉnh Bình Định, người chăn nuôi tại huyện Hoài Ân - vựa nuôi lớn nhất miền Trung đã vay gần 20 tỷ đồng để tái đàn.
Ngày 20/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn sau dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Nhằm nhanh chóng khôi phục ngành chăn nuôi lợn sau thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi gây ra, tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tổ chức tái đàn lợn và hạn chế tối đa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại trong thời gian tới.
Để đẩy nhanh tốc độ tái đàn, tăng đàn lợn nhằm bù đắp nguồn cung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp, điều kiện tối ưu cho công tác tái đàn.
Nhằm khôi phục đàn lợn bị sụt giảm bởi dịch tả lợn châu Phi, đồng thời góp phần bù đắp cho giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đang bị ảnh hưởng nặng do hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều địa phương đang tập trung vào việc tái đàn, song bên cạnh đó cũng không được lơ là chủ quan với việc phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Từ tháng 2/2020, tỉnh Thái Nguyên đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Ngay từ khi dịch lắng xuống, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã có kế hoạch và chuẩn bị chính sách khuyến khích người dân tái đàn.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã làm giảm khoảng 12% tổng đàn lợn của tỉnh Cà Mau. Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiềm chế, do đó, tỉnh Cà Mau đã đặt ra mục tái đàn lợn để khôi phục và phát triển sản xuất. Thế nhưng, địa phương đang gặp nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu đề ra.
Tỉnh Kiên Giang vừa công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn với 15 huyện, thành phố. Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân từng bước tái đàn, giúp phát triển kinh tế ổn định cũng như đáp ứng nhu cầu thịt cho thị trường.
Ngày 7/5, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị trực tuyến với điểm cầu các huyện, thành phố và xã, thị trấn trên địa bàn để rút kinh nghiệm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; đồng thời, triển khai kế hoạch tái đàn lợn, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2020.
Tại hội nghị "Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn" ngày 6/5 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay, ngành chăn nuôi đã tái đàn được trên 80% so với tổng đàn lợn thời điểm trước khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra.
Ngày 4/5, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tình hình chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên địa bàn Đồng Nai và làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp tái đàn lợn.
Từ cuối tháng 12/2019, nhiều địa phương đã mạnh dạn tái đàn ngay sau khi hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đến nay, một số địa phương được xem là ít gặp tổn thất từ dịch bệnh đã đảm bảo đạt 90% số lượng lợn so với trước khi có dịch.