Một nghiên cứu khoa học được công bố ngày 28/12 trên tạp chí New England Journal of Medicine (Mỹ) cho thấy loại thuốc kháng virus dạng uống, mang tên VV116, có hiệu quả tương đương với Paxlovid trong việc tăng tốc độ phục hồi lâm sàng sau mắc COVID-19.
Ngày 20/7/2022, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã nhận được báo cáo từ Hội đồng chuyên môn về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau mắc COVID-19 mà một số bệnh viện tiếp nhận.
Ngày 20/7, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đã nhận được báo cáo từ Hội đồng chuyên môn về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau mắc COVID-19 mà một số bệnh viện tiếp nhận.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, nhiều người vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của tiêm vaccine, chưa hình dung được đầy đủ thông tin về việc miễn dịch sau mắc COVID-19 là không bền vững và vẫn cần phải tiêm nhắc lại.
Chiều 31/5, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và tự chăm sóc một số bệnh có liên quan sau mắc COVID-19.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành nghiêm túc triển khai thực hiện việc tăng cường khám chữa bệnh thường quy và cho người sau mắc COVID-19 (hậu COVID-19).
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các quan chức y tế Australia ngày 23/5 đã cảnh báo về xu hướng gia tăng hội chứng viêm đa hệ (PIMS-TS) ở trẻ em, có liên quan tới bệnh COVID-19.
Bộ Y tế cảnh báo một số biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID-19 ở mức độ nguy hiểm, cần can thiệp y tế khẩn cấp.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 (còn gọi là hậu COVID-19).
Ngày 22/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19. Trong đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập xây dựng mô hình điều trị các bệnh lý sau mắc COVID-19 phù hợp với khả năng điều trị.
Ngày 19/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, ghi nhận tại các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong số những trẻ bị hội chứng MIS-C sau mắc COVID-19 có tới 46% trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bạn đọc hỏi: Hiện tượng "sương mù não" sau khi mắc COVID-19 như thế nào? Cách điều trị ra sao?
Bạn đọc hỏi: Sau khi mắc COVID-19 bao nhiêu lâu thì người mắc có thể tham gia hiến máu an toàn?
Đa số những người mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ hồi phục trong khoảng 2 tuần, trong khi những người khác gặp phải các triệu chứng bệnh kéo dài như mệt mỏi và khó thở. Đáng chú ý, trong số đó, các chuyên gia ghi nhận rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng phổ biến ở những người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài.
Một nghiên cứu mới cho thấy một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ.
Nhiều trường hợp người dân sau mắc COVID-19 vẫn có những triệu chứng dai dẳng, kéo dài, thậm chí nặng hơn khi mắc bệnh; cần được thăm khám để hỗ trợ, điều trị kịp thời.
Trong khi sốt xuất huyết khiến tiểu cầu của bé Q. giảm với những triệu chứng chảy máu, xuất huyết ngoài da thì hội chứng viêm đa cơ quan sau mắc COVID-19 (MIS-C) lại gây tăng đông máu.
Một số thanh thiếu niên chưa đủ điều kiện tiêm mũi thứ 3 ở Bỉ đang cố tình nhiễm virus SARS-CoV-2 để có được giấy chứng nhận phục hồi sức khỏe sau mắc COVID-19 để có thể đi du lịch trong những ngày nghỉ lễ sắp tới.
Hai trẻ em mắc các triệu chứng tâm lý nghiêm trọng như hoang tưởng, ảo giác, có ý nghĩ tự tử sau khi nhiễm COVID-19 thể nhẹ.
Theo các chuyên gia y tế, sau khi chữa khỏi bệnh COVID-19, người dân về nhà nên tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng để nhanh chóng phục hồi các chức năng của phổi.