Trong khi EU thúc đẩy đồng thuận về việc phản đối Nga trong cuộc xung đột với Ukraine, các quốc gia vùng Vịnh yêu cầu EU chỉ trích Israel mạnh mẽ hơn trong bối cảnh bạo lực gia tăng tại Gaza và Liban.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 19/4, một quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ không tham dự một số cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong tuần này tại thủ đô Washington do có sự tham dự của Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 7/4, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez đã phản đối Nga bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời khẳng định quyết định này không có lợi cho một giải pháp hòa bình, thương lượng và lâu dài cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổ chức nhân quyền Save the Children (Bảo vệ Trẻ em) cho biết trẻ em người Nga đang trở thành mục tiêu bị bắt nạt ở trường học và trên mạng vì tâm lý phản đối Nga liên quan đến chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Ngày 24/6, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu cho biết nước này phản đối việc Nga tiến hành tập trận quân sự trên các hòn đảo do Moskva kiểm soát, nhưng Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền.
Ngày 6/9, một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đã phản đối Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi thông điệp chúc mừng khai trương nhà máy chế biến hải sản trên đảo Shikotan, một trong số bốn hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp mà Nga gọi là quần đảo Kuril trong khi Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản ngày 9/4 đã lên tiếng phản đối việc Nga triển khai máy bay không người thế hệ mới tới quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Moskva gọi là Nam Kurils.
Chính phủ Nhật Bản mới đây đã lên tiếng phản đối việc Nga tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Moskva gọi là Nam Kuril.
Theo hãng thông tấn Kyodo, Chính phủ Nhật Bản cho biết ngày 18/12 đã thông qua một kênh ngoại giao ở Moscow để phản đối việc Nga xây dựng các khu nhà trại tại 2 hòn đảo tranh chấp ngoài khơi Hokkaido, miền bắc Nhật Bản.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 18/10 tuyên bố Tokyo đã đưa ra phản đối với Moksva về kế hoạch tập trận tên lửa tại quần đảo tranh chấp mà Nga gọi là Nam Kuril, còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Ngày 25/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng phản đối Nga triển khai các hệ thống tên lửa mới trên Vùng lãnh thổ phương Bắc hiện do Moskva kiểm soát và gọi là quần đảo Nam Kuril.
Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra hài lòng trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ủng hộ Ankara trước cáo buộc máy bay Nga xâm phạm không phận hôm 29/1.
Theo hãng tin AFP ngày 8/12, Ukraine đã nối lại một phần hoạt động cung cấp điện cho Crimea sau khi một loạt vụ nổ xảy ra trong các cuộc biểu tình của phe đối lập phản đối Nga sáp nhập bán đảo này đã phá hủy đường điện cao thế.
Hàng trăm nhà hoạt động thân Kiev thuộc cộng đồng người Hồi giáo Tatar ở bán đảo Crimea ngày 20/9 đã phong tỏa các tuyến đường từ Ukraine tới bán đảo Crimea để phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo này.
Một tòa án Nga đã phê chuẩn lệnh bắt giữ vắng mặt nghị sỹ duy nhất bỏ phiếu phản đối Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Tokyo đã trao cho Nga công hàm phản đối liên quan tới cuộc diễn tập quân sự trên chuỗi đảo ở ngoài khơi Hokkaido - tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Trong những tháng gần đây, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Lầu Năm Góc đã tiến hành chiến dịch nhằm thuyết phục Bộ Ngoại giao không cấp giấy phép để Cơ quan Vũ trụ Nga bố trí trên lãnh thổ Mỹ khoảng 6 trạm phát tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS.