Tags:

Phù hộ

  • Đầm ấm lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer

    Đầm ấm lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer

    Những ngày này, đồng bào Khmer trong tỉnh Kiên Giang đang tích cực chuẩn bị tổ chức lễ Sene Dolta để tưởng nhớ công ơn bậc sinh thành, tri ân tổ tiên khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

  • Lễ cúng giọt nước của người Jrai

    Lễ cúng giọt nước của người Jrai

    Với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Tây Nguyên, nước là mạch nguồn của sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì thế, hàng năm, người Jrai luôn tổ chức Lễ cúng giọt nước để cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng luôn được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là một biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng đồng bào dân tộc Jrai.

  • Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

    Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

    Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

  • Độc đáo lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Lâm Bình

    Độc đáo lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Lâm Bình

    Nhảy lửa là lễ hội tiêu biểu của người Pà Thẻn, thường được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm để tạ ơn thần linh phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi, cuộc sống no ấm, dân làng khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật.

  • Độc đáo Tết Ngã rạ của đồng bào Cor ở Quảng Ngãi

    Độc đáo Tết Ngã rạ của đồng bào Cor ở Quảng Ngãi

    Vào cuối tháng 10 (âm lịch) hàng năm, sau khi thu hoạch lúa rẫy, người Cor ở xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lại họp lại và định ngày tổ chức Tết Ngã rạ để tạ ơn ông, bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho dân làng.

  • Người dân Anh đau buồn trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II

    Người dân Anh đau buồn trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II

    Người dân Anh đã tập trung bên ngoài Điện Buckingham ở London bày tỏ niềm tiếc thương và hát vang bài “Chúa phù hộ Nữ hoàng” khi nhận tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời.

  • Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên

    Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên

    Sáng 24/4/2021, hàng trăm người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tập trung về bến nước của làng để tiến hàng nghi lễ cúng Giọt nước. Đây là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ cúng Giọt nước của người Jrai hay còn gọi là Soi Yang Ia thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm với mục đích cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.

  • Dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng

    Dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng

    Chiều 11/2 (tức 30 tháng Chạp năm Canh Tý), tại Điện Kính Thiên, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng, cầu mong tổ tiên phù hộ cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại, trường tồn.

  • Nét đẹp truyền thống trong Lễ cúng lúa mới của đồng bào S’tiêng

    Nét đẹp truyền thống trong Lễ cúng lúa mới của đồng bào S’tiêng

    Lễ hội cúng lúa mới của đồng bào dân tộc S’tiêng (tỉnh Bình Phước) diễn ra vào tháng Chạp hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc S'tiêng để tạ ơn các vị thần linh, đất trời đã phù hộ dân làng sau một mùa vụ, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

  • Đặc sắc lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú ở Văn Chấn

    Đặc sắc lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú ở Văn Chấn

    Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.

  • Văn khấn cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng Âm lịch

    Văn khấn cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng Âm lịch

    Khi đã sắm sửa đủ bàn thờ và thỉnh rước tượng Thần Tài và Ông Địa về thờ cúng thì một bài khấn đúng được xem là giúp gửi gắm thỉnh cầu của chủ nhà tới các vị thần phù hộ về tài, về lộc. Đặc biệt, trong ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, những người đã làm buôn bán, kinh doanh nhất định phải tìm đến bài khấn chuẩn.

  • Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng đêm Giao thừa

    Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng đêm Giao thừa

    Tối 27/1, tức 30 tháng Chạp năm Bính Thân, tại Điện Kính Thiên, Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, tỉnh Phú Thọ đã thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các vua Hùng, cầu mong Tổ tiên phù hộ cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại, trường tồn.

  • Hai bài văn khấn Giao thừa Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

    Hai bài văn khấn Giao thừa Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

    Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc Giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.

  • Mưa rét kéo dài, Đền Bà Chúa Kho vẫn nườm nượp người về “trả vốn”

    Mưa rét kéo dài, Đền Bà Chúa Kho vẫn nườm nượp người về “trả vốn”

    Những ngày cuối năm, trong thời tiết mưa phùn ảm đạm kéo dài, dân kinh doanh vẫn nườm nượp kéo về Đền Bà Chúa Kho (làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh) để tạ lễ, mang trả số “vốn” đã vay và cảm ơn Bà đã phù hộ cho năm qua được hưởng lộc, buôn may bán đắt.

  • Rộn ràng Tết truyền thống của đồng bào Hà Nhì

    Rộn ràng Tết truyền thống của đồng bào Hà Nhì

    Tháng 10 Âm lịch, đồng bào Hà Nhì tổ chức ăn Tết to nhất với nhiều phong tục và hoạt động văn hóa đặc sắc. Ăn Tết để mừng cho vụ mùa bội thu trong năm, đồng thời cầu khấn tổ tiên phù hộ cho năm mới mọi điều may mắn, tốt lành.

  • Thành kính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đêm giao thừa

    Thành kính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đêm giao thừa

    Trong khí thiêng của trời đất giao hòa đón mùa xuân mới, Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các vua Hùng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại, trường tồn đã diễn ra tại Phú Thọ.

  • Nét đẹp Tết năm mới Hồ Sự Chà

    Nét đẹp Tết năm mới Hồ Sự Chà

    Đã thành thông lệ, hàng năm vào tháng 10 âm lịch, bà con dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè lại tổ chức đón Tết “Hồ Sự Chà”. Ngày Tết truyền thống này tổ chức để mừng cho vụ mùa bội thu, cầu mong tổ tiên phù hộ cho năm mới mọi điều may mắn, tốt lành.

  • Người Ba Nar ở Kon Tum vui Tết Ét Đoong

    Người Ba Nar ở Kon Tum vui Tết Ét Đoong

    Theo phong tục của người Ba Nar, Tết Ét Đoong được tổ chức để dân làng “báo cáo” với Giàng sau thời điểm mùa màng thu hoạch, kết thúc năm cũ và xin Giàng phù hộ có một mùa thu hoạch mới, phù hộ dân làng đoàn kết và no ấm trong năm sau.

  • Lễ cúng thần rừng

    Lễ cúng thần rừng

    Vào ngày Thìn của tháng 2 và tháng 7 Âm lịch hàng năm, bà con thôn Ma Lù Súng, xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang lại nô nức tổ chức lễ cúng rừng. Bao đời nay, Thần Rừng đã bảo vệ bà con dân bản tránh khỏi những tai ương, phù hộ cho mùa màng tốt tươi.

  • Lễ hội "Hết Chá" của người Thái trắng Sơn La

    Lễ hội "Hết Chá" của người Thái trắng Sơn La

    Lễ hội Hết Chá là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái trắng ở Sơn La, với mục đích gắn kết cộng đồng, làng bản, mong muốn tổ tiên phù hộ để công việc suôn sẻ, mang đậm văn hóa dân tộc Thái vùng Mộc Châu (Sơn La).