Với việc quân nổi dậy tiến vào Damascus, tuyên bố Tổng thống Al-Assad rời khỏi thủ đô, có thể bước ngoặt lớn nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỷ tại Syria đã xuất hiện, nhưng việc này sẽ ảnh hưởng ra sao tới tình hình Trung Đông.
Nội chiến Syria bùng phát trở lại, với những diễn biến mới tại Aleppo, không chỉ làm chao đảo khu vực mà còn đặt ra câu hỏi lớn về tác động đến an ninh của Israel.
Cuộc nội chiến Syria kéo dài hơn một thập kỷ đang chứng kiến một bước ngoặt nguy hiểm khi các đồng minh chủ chốt của chính quyền Syria là Nga, Iran, và Hezbollah đang gặp những khó khăn riêng.
Các chiến binh đối lập Syria đã có bước tiến đáng kể nhất trong nhiều năm qua chống lại lực lượng chính phủ, làm nóng trở lại một cuộc nội chiến vốn đã bế tắc từ lâu.
Cuộc nội chiến Syria bước vào năm thứ 10 cũng là thời điểm Nga mở cửa để hợp tác với chính quyền mới của Mỹ cùng giải quyết tình hình tại quốc gia Trung Đông.
Sau 10 năm, cuộc nội chiến Syria không còn nổi bật trên các trang nhất báo chí nhưng sự kiện này đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với khu vực và trên toàn thế giới.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 13/9 cho biết số người thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm tại Syria đã lên tới 360.000 người, trong bối cảnh quân đội Chính phủ Syria chuẩn bị mở cuộc tấn công tổng lực giải phóng tỉnh Idlib do phe đối lập kiểm soát.
Idlib, thành phố một thời "ngủ yên" ở miền tây bắc Syria, lúc này đang nơm nớp chờ đợi tiếng súng khai màn chiến dịch quan trọng được cho sẽ "khép lại" cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua ở Syria. Trong lúc đó, các hạm đội tàu chiến Nga và Mỹ cấp tập vào Địa Trung Hải trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu
Một sĩ quan cấp cao Syria cho biết quân đội nước này hiện nay có thể giải phóng tỉnh thành cuối cùng nằm ngoài vòng kiểm soát của chính phủ.
Giới trẻ Mỹ tuần hành đòi cải cách luật súng đạn và nội chiến Syria bất ngờ leo thang đẫm máu là hai sự kiện nóng trong tuần qua.
Cuộc chuyển giao quyền lực tại Zimbabwe diễn ra êm thấm cùng với những tín hiệu khả quan về việc chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria là hai thông tin nổi bật tuần qua.
“Có rủi ro rằng một vài thế lực từ bên ngoài sẽ không đồng ý với việc hòa giải cuộc chiến tại Syria. Những thế lực này là Saudi Arabia và Israel”, một chuyên gia về Trung Đông nhận định.
Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết cuộc nội chiến Syria gần như đã kết thúc sau khi biên bản ghi nhớ về thành lập các vùng an toàn trong lãnh thổ Syria được ký kết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 18/5 nhấn mạnh nước này không can dự nhiều hơn vào cuộc nội chiến ở Syria, sau khi liên quân do Washington đứng đầu đã tấn công một đoàn xe thân chính quyền Damascus trước đó cùng ngày.
Hô vang hai từ “Aleppo” và “Báo thù” trước khi nổ súng bắn vào ngài Đại sứ Nga Andrey Karlov, lí do của kẻ thủ ác rất rõ ràng: Hắn phẫn nộ vì Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.
Ngày 21/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức cuộc họp về cuộc nội chiến Syria trong bối cảnh lệnh ngừng bắn tạm thời vừa đổ vỡ.
Ngày 13/9, Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về Quốc phòng - An ninh (RUSI) nhận định những thỏa hiệp giữa Mỹ và Nga nhằm thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria khó có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến kéo dài dai dẳng tại quốc gia Trung Đông này.
Trong năm 2015, hơn 55.000 người đã thiệt mạng tại Syria trong cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm qua ở quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Điện Kremlin ngày 15/12 để thảo luận về những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad 14/11 đã so sánh các vụ tấn công khủng bố ở Paris với những gì mà nước ông đã phải trải qua trong cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài nhiều năm qua.