Tiền Giang hiện có 1.442 tàu đánh bắt hải sản, chủ yếu khai thác xa bờ, trong đó có 60% tàu công suất lớn đủ điều kiện khai thác các ngư trường xa như Côn Đảo, Trường Sa, DK1... Riêng đội tàu lưới kéo, đóng đáy, câu tay… hoạt động chủ yếu ở ngư trường khu vực Ba Động, Vũng Tàu và Nam Côn Sơn.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng, địa phương hiện có đội tàu đánh bắt hải sản với trên 1 vạn lao động nghề biển. Ngư dân Tiền Giang chủ yếu hành nghề lưới kéo, lưới vây kết hợp ánh sáng, lưới rê… tại các ngư trường khơi xa như Trường Sa, khu vực nhà giàn DK1, khu vực Nam Côn Sơn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Thực hiện cải hoán tại Nhà máy Xử lý khí (GPP) Dinh Cố để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận khí Nam Côn Sơn 2 (NCS2) là một trong chuỗi những nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2 - Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 mà Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đang thực hiện.
Triển khai kế hoạch phối hợp bảo vệ an toàn hệ thống đường ống dẫn khí trên biển, trong các ngày 20 - 21/5 và ngày 4 - 5/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ và Công ty Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn thực hiện hai đợt tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển kết hợp bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí trên biển.
Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng tuần tra Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn, Công ty vận chuyển khí Đông Nam Bộ đã phát hiện 29 vụ với 37 tàu cá vi phạm hành lang an toàn đường ống dẫn khí dưới biển.
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, vào lúc 17h01 ngày 24/8, Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn đã đạt được cột mốc mới trong lịch sử hoạt động với việc tiếp nhận, xử lý và vận chuyển thành công 70 tỷ m3 khí thông qua hệ thống khí Nam Côn Sơn.
Sau gần 2 năm triển khai, ngày 14/12, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2– giai đoạn 1 (NCS2-GĐ1) do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm chủ đầu tư, đã chính thức đón dòng khí thương mại đầu tiên từ mỏ Đại Hùng để đưa vào bờ
Tại vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng dầu khí dự báo khoảng 2,5 - 3 tấn năng lượng quy đổi.
Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cơ chế xử lý thông tin phối hợp ứng cứu sự cố khẩn cấp đường ống khí ngoài biển .
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết để đảm bảo công tác vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và liên tục trong thời gian cắt khí Nam Côn Sơn, EVN đã chuẩn bị các phương án huy động các tổ máy chạy khí khu vực Phú Mỹ - Bà Rịa sang vận hành bằng nhiên liệu dầu DO...
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đang tập trung khai thác các nhà máy thủy điện ở miền Bắc để tận dụng nước về phù hợp với mục tiêu tích nước, đồng thời huy động tối đa thủy điện miền Nam và miền Trung trong thời gian cắt khí Nam Côn Sơn (từ 7/9 đến 16/9).
Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) thuộc Tổng Công ty Khí (PVGas) cho biết, đến 3 giờ ngày 25/8, đội thợ lặn kỹ thuật của PVGas đã khống chế và cô lập được hoàn toàn điểm rò rỉ khí trên đường ống khí Nam Côn Sơn chạy ngầm trên biển.
Đội thợ lặn kỹ thuật của PVGas đã khống chế và cô lập được hoàn toàn điểm rò rỉ khí trên đường ống khí Nam Côn Sơn chạy ngầm trên biển. Hiện đường ống khí và Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn vẫn hoạt động bình thường.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các biện pháp khống chế, sửa chữa vị trí rò rỉ trên đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn trên biển, đồng thời sẵn sàng ứng phó với các diễn biến mới có thể xảy ra.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN sẽ huy động các nguồn điện chạy dầu để bù đắp công suất cho hệ thống điện quốc gia trong thời gian cắt khí PM3 từ ngày 3-16/7 và cắt khí Nam Côn Sơn trong 7 ngày của tháng 9 tới đây.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do hệ thống khí Nam Côn Sơn và Phú Mỹ ( PM3 ) ngừng để sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch dự kiến đến 16 giờ ngày 19/7/2012 nên trong thời gian này không có khí để cung cấp cho nhà máy điện Cà Mau có tổng công suất là 1.500 MW.
Ngày 31/1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy phép đầu tư cho 4 dự án: Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2; khu đô thị Phước Thắng; cảng đường thuỷ Gelexim và cơ sở giáo dục mầm non, hội nhập trẻ khuyết tật Phước An với tổng vốn đầu tư 26.729 tỷ đồng.
EVN đang tính toán các phương án nguồn điện chạy dầu thay thế khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn từ ngày 15-30/9 để bảo dưỡng sửa chữa đường ống định kỳ.
Ngày 11/8, tại mỏ Đại Hùng (thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, cách TP Vũng Tàu 265 km về hướng đông nam), giàn đầu giếng DH-02 thuộc Công ty TNHH Một thành viên điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước (PVEP POC), đã cho dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 7.600 thùng/ngày tại giếng DH-12P.