Ngày 30/5, dự luật về vấn đề nâng mức trần nợ công của Mỹ, do Tổng thống nước này Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy nỗ lực đạt được, đã vượt qua rào cản quan trọng tại Hạ viện.
Một số nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ ngày 29/5 cho biết họ sẽ phản đối thỏa thuận nâng mức trần nợ công 31,4 nghìn tỉ USD. Đây là dấu hiệu cho thấy thỏa thuận lưỡng đảng về trần nợ công của Mỹ có thể vướng phải rào cản tại Quốc hội trước khi chính phủ cạn tiền vào tuần tới.
Sau các vòng đàm phán khó khăn để đạt được thỏa thuận sơ bộ với Nhà Trắng về mức trần nợ công, thách thức tiếp theo đối với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy là phải giúp thỏa thuận thông qua những rào cản ở Hạ viện, nơi có thể bị các thành viên đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn và thành viên đảng Dân chủ tiến bộ phản đối.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 26/5, trong bối cảnh các quan chức Mỹ dường như sắp đạt được thỏa thuận về mức trần nợ công và xuất hiện các thông tin trái ngược về nguồn cung từ Nga và Saudi Arabia trước thềm cuộc họp chính sách tiếp theo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là (OPEC+).
Giới chuyên gia cho rằng giá dầu được tiếp sức nhờ những dấu hiệu lạc quan về nhu cầu xăng dầu trong dịp nghỉ lễ cuối tuần này, cũng như các cuộc đàm phán về nâng mức trần nợ công của Mỹ.
Ngày 24/5, các chỉ số chứng khoán của Mỹ tiếp tục giảm điểm trong bối cảnh việc nâng mức trần nợ công vẫn bế tắc, kéo theo quan ngại ngày một tăng về nguy cơ nền kinh tế đầu tàu thế giới vỡ nợ.
Giới phân tích nhận định bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ về mức trần nợ công có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào suy thoái, khiến 7,5 triệu người mất việc làm.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden nhất trí với những nhượng bộ và cắt giảm chi tiêu, khi đây vẫn là hai vấn đề bế tắc trong việc nâng mức trần nợ 31.400 tỷ USD.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 13/11 thông báo với Quốc hội rằng nước này sẽ chạm mức trần nợ vào ngày 19/1 và sau đó, Bộ Tài chính sẽ bắt đầu triển khai "các biện pháp đặc biệt nhất định để ngăn Mỹ vỡ nợ”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/12 đã ký ban hành luật tăng mức trần nợ công thêm 2.500 tỷ USD, qua đó giúp ngăn chặn kịch bản chính phủ rơi vào cảnh vỡ nợ.
Với 221 phiếu thuận và 209 phiếu chống, trưa 15/12 (giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tăng mức trần nợ công thêm 2.500 tỷ USD lên mức 31.400 tỷ USD trong nỗ lực ngăn chặn kịch bản chính phủ vỡ nợ.
Ngày 14/12, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật tăng mức trần nợ công trong nỗ lực ngăn chặn kịch bản chính phủ vỡ nợ.
Ngày 3/12, Trung tâm Chính sách lưỡng đảng (BPC), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C. (Mỹ) nhận định rằng, Chính phủ liên bang Mỹ có thể không thanh toán được các khoản nợ của mình ngay sau ngày 21/12 tới nếu Quốc hội không nâng mức trần nợ.
Ngày 30/11, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) đã để ngỏ khả năng Bộ Tài chính nước này sẽ cạn kiệt ngân sách trước cuối tháng 12 nếu Quốc hội không nâng mức trần nợ công.
Chính phủ Mỹ đang cận kề nguy cơ vỡ nợ và có thể cạn kiệt ngân sách vào ngày 15/12 tới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đưa ra cảnh báo trên trong thư đề ngày 16/11 kêu gọi các nghị sĩ lưỡng viện quốc hội nước này nâng mức trần nợ công để tránh kịch bản chính phủ vỡ nợ.
Ngày 14/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật tạm thời nâng mức trần nợ công lên 28.900 tỷ USD, giúp chính phủ nước này tạm đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ liên bang cho tới ngày 3/12.
Với 219 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 12/10 đã thông qua dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của nước này lên 28.900 tỷ USD. Dự luật này trước đó đã được Thượng viện thông qua.
Tối 7/10 theo giờ Mỹ (tức sáng 8/10 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của chính phủ liên bang qua đó tránh nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ vẫn để ngỏ quyết định về một giải pháp dài hơi hơn cho tới đầu tháng 12 tới.
Chính phủ Mỹ có thể cạn ngân sách vào ngày 18/10 tới nếu Quốc hội nước này không nâng mức trần nợ công. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đưa ra cảnh báo trên vào ngày 28/9 trong thư gửi các nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp của nước này.
Các lãnh đạo đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ ngày 20/9 đã công bố các kế hoạch đình chỉ việc áp mức trần nợ công, sau khi Nhà Trắng cảnh báo “thảm họa kinh tế” nếu không nâng mức giới hạn này.