Điện Kremlin ngày 13/11 cho biết căn cứ phòng không mới của Mỹ tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Nga khi di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ đến gần biên giới của nước này hơn.
Ba Lan cho rằng căn cứ phòng không này là biểu tượng cho thấy liên minh quân sự với Mỹ vẫn vững chắc bất kể ai nắm quyền tại Nhà Trắng.
Ngày 8/3, Anh thông báo mở một căn cứ quân sự ở vùng cực Bắc của Na Uy nhằm tăng cường năng lực của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Bắc Cực.
Ngày 26/1, Mỹ đã chính thức mở căn cứ lính thủy đánh bộ mới mang tên Camp Blaz tại đảo Guam, nơi dự kiến sẽ tiếp nhận bắt đầu từ năm 2024 khoảng 4.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại căn cứ Okinawa, Nhật Bản.
Theo trang tin châu Âu EURACTIV.com ngày 11/7, Thủ tướng Albania Edi Rama sẽ gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Brussels trong tuần này để bàn kế hoạch biến một cảng trên bờ biển Adriatic của Albania thành một căn cứ hải quân thuộc NATO.
Phần Lan không muốn NATO triển khai vũ khí hạt nhân hoặc thiết lập căn cứ quân sự trong lãnh thổ, ngay cả khi nước này đã trở thành thành viên của liên minh.
Quyết định thiết lập căn cứ quân sự mới của Mỹ phản ánh cả tầm quan trọng chiến lược của Albania và sự biến động ngày càng tăng ở vùng Balkan.
Ngày 30/3, quân đội Mỹ đã mở căn cứ quân sự tại bang Texas để làm nơi ở cho trẻ em di cư trong bối cảnh số trẻ em di cư không có người lớn đi kèm và các gia đình vượt biên từ Mexico gia tăng.
Cùng với kế hoạch tăng quân số thủy quân lục chiến lên gấp 5 lần, động thái mở căn cứ quân sự ở Djibouti và sau này có thể là hàng loạt nước khác của Trung Quốc được cho là dấu hiệu về việc Bắc Kinh muốn xây dựng lực lượng viễn chinh siêu mạnh.
Theo nhận xét của một nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu, lý do duy nhất mà Qatar chấp thuận mở căn cứ không quân Mỹ tại Doha là sử dụng nó như một quân bài đảm bảo an ninh để có thể làm bất kỳ điều gì mình thích.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố ông không đề xuất ý tưởng Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở căn cứ không quân Incirlik cho Nga sử dụng, song cho biết Ankara để ngỏ khả năng hợp tác với Moskva trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Điện Kremlin cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ gợi ý có thể mở căn cứ không quân Incirlik cho Nga sử dụng để cùng chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) là một tuyên bố nghiêm túc.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức ký thỏa thuận cho phép liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu sử dụng căn cứ không quân Incirlik phục vụ cuộc chiến chống IS.
Nga dự kiến thiết lập một căn cứ không quân ở Babruysk, miền Đông Belarus trong năm 2016 và triển khai các máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 tới căn cứ này.
Mỹ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua các liên minh, thay vì thành lập các căn cứ thường trực mới. Đây là tuyên bố tối 31/5 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khi ông lên đường đến Xinhgapo dự Đối thoại Shangri-La.
Báo chí Mỹ ngày 16/6 đưa tin Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang xây dựng một căn cứ không quân bí mật ở Trung Đông để phục vụ cho các cuộc tấn công bằng máy bay vũ trang không người lái nhằm vào các phần tử khủng bố ở Yêmen.