Theo tin cập nhật lúc 14h30 ngày 11/9/2024 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 3 - 6h tới, khu vực các tỉnh miền núi Bắc Bộ phổ biến có mưa nhỏ hơn 15mm, cục bộ có nơi trên 50mm; các tỉnh Trung du và Thanh Hóa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Tỉnh Tuyên Quang chú trọng bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngày 11/10, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua trên địa bàn tỉnh có mưa, có nơi mưa to đến rất to gây ngập lụt, sạt lở, nhất là khu vực biên giới, miền núi của tỉnh.
Xã Phú Hòa là xã miền núi thuần nông của huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) nhưng cũng là xã dẫn đầu trong phong trào nông thôn mới của huyện, về đây ai cũng cảm thấy phơi phới vui trong cảnh thanh bình.
Chiều 3/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết chủ trì Hội nghị.
Theo chương trình, sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn tỉnh ở mức thấp (năm 2011, bình quân đạt 2,8 tiêu chí/xã), địa hình đồi núi chia cắt, nguồn thu từ ngân sách hàng năm thấp, nguồn lực trong dân hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao…
Trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai có hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững đến các hội viên nông dân trong huyện. Nhiều nông dân đã thực hiện các mô hình phát triển kinh tế rừng, kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi để vươn lên làm giàu.
Chiều 22/1, Đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dẫn đầu đã đến thăm, trao quà Tết cho người dân nghèo, gia đình chính sách tại huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa).
Trận lũ xảy ra vào cuối tháng 8/2018 vừa qua đã làm huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) thiệt hại trên 257 tỷ đồng. Nhiều nhà cửa, tài sản của người dân bị nước lũ cuốn trôi. Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, ngành, nhà hảo tâm, vùng rốn lũ nơi đây đang từng bước hồi sinh.
Thời gian qua, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Huyện cũng triển khai nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch.
Giai đoạn 2008-2018, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được nhà nước đầu tư, hỗ trợ hơn 425 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 311 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 113 tỷ đồng) theo Nghị quyết 30a ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, để xây dựng cơ sở hạ tầng và giúp người dân phát triển kinh tế.
Thực hiện đề án giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn, những năm qua, huyện miền núi Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân cùng xây dựng nông thôn mới, kết hợp thực hiện các Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của nhà nước (Nghị quyết 30a) để hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số.
Nhằm xây dựng mô hình nuôi lợn ngoại an toàn và chuyển giao công nghệ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, Trạm khuyến nông huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đang triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn tại huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa (2017-2019)”.
Ngày 3/9, đoàn công tác của Trung ương Đoàn do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên người thân 5 gia đình có người bị thiệt mạng do mưa lũ tại huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua việc triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các chương trình, chính sách phát triển xã hội, giảm nghèo, hỗ trợ đời sống…
Trạng sạt lở bờ sông Mã đoạn qua hai xã Cẩm Vân và Cẩm Tân, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã xảy ra với chiều dài 150 mét. Hiện diện tích sạt lở ngày càng lớn, có đoạn ăn sâu vào bãi bồi khoảng 10 mét, ảnh hưởng đến đất nông nghiệp của nhân dân.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An và bão số 3, từ ngày 13-21/7, tại Thanh Hóa có mưa vừa đến mưa rất to. Từ 8 giờ đến 11 giờ ngày 21/7, các huyện miền núi có mưa khoảng 20-30 mm, cao nhất tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.
Do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn đã khiến 8 bản thuộc 6 xã: Trung Xuân, Sơn Điện, Tam Lư, Trung Tiến, Na Mèo, Sơn Hà của huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) bị cô lập.
Nhiều năm qua, còn khoảng 4.285 hộ dân sống tại 76 thôn, bản thuộc 8 huyện miền núi Thanh Hóa vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, phần lớn các hộ gia đình này phải dùng điện kéo tạm, vào giờ cao điểm điện hay mất nên phải thắp đèn dầu, đèn pin và nến.