Cơ sở y tế tại các thành phố nhỏ ở Hàn Quốc đang phải đối phó với tình trạng thiếu bác sĩ nghiêm trọng, trong bối cảnh làn sóng đình công của các bác sĩ thực tập phản đối kế hoạch của chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y đã bước sang tháng thứ 3.
Ngày 5/4, các nhân viên lái tàu của 16 công ty đường sắt ở Anh đã bắt đầu làn sóng đình công mới để yêu cầu tăng lương, trong bối cảnh tranh chấp lao động về vấn đề này chưa có giải pháp.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 3/4 đã cho phép các trung tâm y tế cộng đồng cung cấp dịch vụ khám bệnh từ xa thông qua các cuộc hẹn qua video hoặc điện thoại. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh làn sóng đình công của các bác sĩ tập sự trong hơn 6 tuần qua đang làm gián đoạn dịch vụ y tế công cộng tại các bệnh viện lớn.
Theo Hiệp hội sân bay Đức (ADV), các cuộc đình công của nhân viên an ninh tại 5 sân bay lớn của Đức diễn ra vào ngày 14/3 đã khiến hơn 580 chuyến bay bị hủy, ảnh hưởng đến gần 90.000 hành khách.
Chiều ngày 27/2, Bộ Y tế Hàn Quốc ra thông báo đã gửi đơn khiếu nại lên cảnh sát yêu cầu điều tra các những người đứng đầu làn sóng đình công của các bác sỹ vì nghi ngờ vi phạm luật y tế và hình sự.
Theo hãng tin Yonhap, mối quan ngại về hệ thống y tế công tại Hàn Quốc đang gia tăng khi các ca phẫu thuật bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do làn sóng đình công của hàng nghìn bác sĩ nội trú đã bước sang ngày thứ 7 để phản đối kế hoạch tăng tuyển sinh viên y khoa của Chính phủ.
Giới chức y tế tại Anh cảnh báo đợt đình công mới của các bác sĩ có thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với việc khám, chữa bệnh nhân và các dịch vụ y tế khác tại nước này. Đợt đình công mới nhất này dự kiến kéo dài 72 giờ, bắt đầu từ 7h00 (giờ địa phương) sáng 14/6.
Ngày 28/5, Bộ trưởng Y tế Anh Steve Barclay tuyên bố chính phủ nước này sẽ không đàm phán về tiền lương với Hiệp hội Điều dưỡng Hoàng gia Anh (RCN), trong bối cảnh nguy cơ các cuộc đình công tiếp theo sẽ nổ ra.
Làn sóng đình công đang diễn ra tại nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ khi người lao động yêu cầu tăng lương để ứng phó với "bão giá" do lạm phát tăng cao.
Ngày 22/3, Nghiệp đoàn Đường sắt, Hàng hải và Vận tải (RMT) của Anh đã thông báo hoãn kế hoạch đình công liên quan vấn đề lương và điều kiện làm việc vốn dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Các nghiệp đoàn Pháp đã huy động số lượng người kỷ lục tham gia những cuộc biểu tình phản đối dự luật cải cách hưu trí, trong khi Anh chứng kiến làn sóng đình công lớn nhất trong hơn một thập niên khi có tới nửa triệu người xuống đường đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Ngày 16/1, các giáo viên và y tá tại Anh cho biết họ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đình công, trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt và mâu thuẫn về yêu cầu tăng lương vẫn tiếp diễn.
Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, buộc các hộ gia đình phải siết chặt chi tiêu đang dẫn đến những làn sóng kêu gọi đình công trên khắp nước Anh, bao gồm cả các nhân viên làm việc trong các ngành nghề quan trọng như y tá, công nhân đường sắt, nhân viên bưu điện và giảng viên đại học.
Các nghiệp đoàn tại Pháp đã kêu gọi nhân viên ngành vận tải hành khách công cộng nước này tham gia đình công vào ngày 10/11, trong bối cảnh lạm phát leo thang ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống.
Bên cạnh những vấn đề trong nước như làn sóng đình công, trên mặt trận đối ngoại, cuộc khủng hoảng Ukraine và mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) sau những căng thẳng về việc thực thi các thỏa thuận thương mại hậu Brexit liên quan tới Bắc Ireland là 2 vấn đề nóng đối với tân Thủ tướng Anh Liz Truss.
Chi phí sinh hoạt tăng cao do lạm phát đã dẫn đến làn sóng đình công trên khắp Vương quốc Anh khi các gia đình phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt.
Ngày 26/8, trên 115.000 nhân viên của công ty dịch vụ bưu chính Royal Mail (Anh) đã bắt đầu đình công đòi tăng lương.
Nước Pháp lần nữa phải trải qua một mùa Giáng sinh và Năm mới không được trọn vẹn khi làn sóng đình công phản đối cải cách chế độ hưu trí bùng phát từ đầu tháng 12, làm rối loạn giao thông công cộng khắp cả nước, đặc biệt là tại thủ đô Paris.
Nhiều người dân thủ đô Paris của Pháp sẽ khó có một Giáng sinh ấm cúng khi mà hệ thống giao thông công cộng bị đình trệ do làn sóng đình công phản đối kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu của chính phủ kéo dài sang ngày thứ 19 liên tiếp.
Cơ quan điều hành giao thông công cộng ở thủ đô Paris (Pháp) ngày 28/11 đã cảnh báo về khả năng "giao thông bị gián đoạn nghiêm trọng" trên các tuyến tàu điện ngầm và xe buýt, trong bối cảnh các nghiệp đoàn đang lên kế hoạch đình công quy mô lớn từ ngày 5/12 tới để phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ.