Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, quân đội Mali ngày 11/11 đã tiến gần hơn đến thị trấn Kidal, đụng độ với các nhóm nổi dậy và ly khai người Tuareg. Động thái này báo hiệu khởi đầu cuộc giao tranh nhằm kiểm soát ngã tư chiến lược quan trọng ở miền Bắc Mali.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/4, ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, đụng độ giữa các nhóm nổi dậy và lực lượng vũ trang ở bang Borno thuộc Đông Bắc Nigeria đang cản trở hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Ngày 27/10, các nhóm nổi dậy ở Syria đã bắn hàng trăm tên lửa và đạn pháo vào các vị trí của quân chính phủ ở Đông Bắc Syria, đáp trả một vụ tấn công của lực lượng ủng hộ quân chính phủ một ngày trước đó.
Ngày 30/8, Mặt trận cách mạng Sudan - liên minh nổi dậy chính tại quốc gia châu Phi, gồm các nhóm nổi dậy từ khu vực phía Tây Darfur, Nam Kordofan và Blue Nile ở phía Nam, đã đồng ý một thỏa thuận hòa bình với chính phủ.
Tổ chức khủng bố khét tiếng Al Nusra vừa tuyên bố hợp nhất toàn bộ các nhóm nổi dậy tại Idlib, xóa bỏ lằn ranh mỏng manh giữa các tay súng “ôn hòa” và phần tử cực đoan.
Các nhà ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ họp khẩn vào ngày 5/7 để thảo luận tình hình chiến sự tại khu vực Tây Nam Syria, sau khi quân đội Syria đẩy mạnh chiến dịch tấn công các nhóm nổi dậy tại đây, buộc khoảng 300.000 người phải đi sơ tán.
Trong thông báo mới nhất gửi đến các nhóm nổi dậy tại Syria, Mỹ cho hay những nhóm này không nên chờ đợi sự hỗ trợ quân sự từ Washington để chống lại chiến dịch phản công của quân đội Chính phủ Syria nhằm giành lại khu vực miền Nam giáp ranh với Jordan và Cao nguyên Golan (hiện do Israel kiểm soát).
Trong một diễn biến đánh dấu chiến thắng mới cho chính quyền Syria, ngày 21/4, các nhóm nổi dậy kiểm soát khu vực Đông Qalamun, phía Đông Bắc thủ đô Damacus đã bắt đầu rời đi, trao trả khu vực này cho chính phủ theo một thỏa thuận mới đạt được.
Lí do gì đã khiến Iran bất ngờ phá vỡ truyền thống lâu năm ủng hộ chính quyền Damascus trong việc chống lại các nhóm nổi dậy và khủng bố suốt 7 năm qua?
Các phe cánh nổi dậy và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, các nhóm nổi dậy ngày 11/7 đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Chính phủ Syria ở gần khu vực giảm căng thẳng thuộc miền Nam nước này.
Ngày 7/4, Văn phòng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết vụ không kích của Mỹ vào căn cứ không quân ở miền Trung Syria sáng cùng ngày đã làm tăng quyết tâm của Syria trong cuộc chiến đánh bại các nhóm nổi dậy, đồng thời tuyên bố đẩy mạnh các chiến dịch quân sự nhằm vào các nhóm này.
Ngày 11/1, Chính phủ Syria đã đạt một "thỏa thuận sơ bộ" với thủ lĩnh các nhóm nổi dậy tại Thung lũng Barada, Tây Bắc thủ đô Damascus, theo đó cho phép các nhân viên bảo trì của chính phủ vào thung lũng này để tiến hành sửa chữa các chỗ nứt của đường ống Ain Fijeh cung cấp nước chính cho thủ đô.
Theo một nguồn tin quân sự, ngày 6/1, Chính phủ Syria và các nhóm nổi dậy đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Wadi Barada, phía Tây Bắc thủ đô Damascus.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Damascus tiết lộ có bằng chứng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ các nhóm nổi dậy ở Syria.
Lệnh ngừng bắn nhân đạo lần thứ 2 kéo dài 10 giờ đã có hiệu lực từ sáng 4/11 ở khu vực phía Đông thành phố Aleppo của Syria nhằm khuyến khích dân thường và các nhóm nổi dậy rời khỏi nơi đây.
Hàng nghìn dân thường Syria đã bỏ chạy khỏi các khu vực ở miền Bắc Syria, sau một cuộc tấn công của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng nhằm vào các nhóm nổi dậy phi thánh chiến bên trong vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của liên minh do người Kurd đứng đầu và được Mỹ hậu thuẫn.
Các nhóm nổi dậy ở Syria yêu cầu quân chính phủ Syria chấm dứt tấn công thị trấn Daraya và Đông Ghouta nếu không sẽ phá vỡ lệnh ngừng bắn.
Bộ Ngoại giao Syria ngày 5/5 đã lên án các nhóm nổi dậy vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trong 48 giờ ở Aleppo có hiệu lực từ 1 giờ sáng 5/5 (giờ địa phương), tức 5 giờ sáng (giờ Hà Nội), cho rằng "việc các nhóm khủng bố có vũ trang vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Aleppo đã đẩy khó khăn và căng thẳng lên cao".
Các nhóm nổi dậy Syria đã tự chế tạo nhiều loại vũ khí độc lạ nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu trong các cuộc giao tranh.
Thái Lan sẽ thành lập 3 ủy ban ở các cấp khác nhau với nhiệm vụ lập lại hòa bình ở khu vực miền nam đầy bất ổn thông qua đàm phán với các nhóm nổi dậy.