Tags:

Cà phê nhân

  • Nông dân bất an với tình trạng trộm cắp cà phê tươi

    Nông dân bất an với tình trạng trộm cắp cà phê tươi

    Với đặc thù đất rẫy có diện tích rộng, dàn trải, lại vắng người, nhiều chủ vườn cà phê tại tỉnh Đắk Nông đang “đứng ngồi không yên” với nạn trộm cắp cà phê tươi. Tình trạng này dễ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cà phê nhân, cũng như kéo theo nhiều hệ lụy về an ninh, trật tự.

  • Sẵn sàng cho mùa vụ thu hoạch cà phê đạt hiệu quả cao

    Sẵn sàng cho mùa vụ thu hoạch cà phê đạt hiệu quả cao

    Nông dân tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị thu hoạch cà phê niên vụ 2023 - 2024. Giá cà phê trên địa bàn tỉnh đang dao động gần 60.000 đồng/kg cà phê nhân, cao hơn gần 1,5 lần so với cùng thời điểm năm 2022. Nông dân phấn khởi, kỳ vọng vào vụ thu hoạch cà phê được mùa, được giá.

  • Cà phê Việt Nam hết hàng dù giá xuất khẩu tăng cao

    Cà phê Việt Nam hết hàng dù giá xuất khẩu tăng cao

    Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, giá cà phê đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua, xấp xỉ mức 70.000 đồng/kg cà phê nhân tại các vùng nguyên liệu nhưng cà phê Việt Nam lại đang hết hàng để bán.

  • Nghịch lý cà phê tăng giá nhưng người nông dân không vui

    Nghịch lý cà phê tăng giá nhưng người nông dân không vui

    Giá cà phê nhân tại thị trường trong nước nói chung, tại Kon Tum nói riêng liên tục biến động theo phương “thẳng đứng”, tăng “phi mã” lên mức xấp xỉ 65.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục được ngành nông nghiệp ghi nhận trong 15 năm qua.

  • Khai thác tiềm năng thị trường cà phê rang xay, hòa tan

    Khai thác tiềm năng thị trường cà phê rang xay, hòa tan

    Tuy là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới (sau Brazil) nhưng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn ở mức thấp, bởi sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, còn thị trường cà phê rang xay, hòa tan chưa được khai thác đúng mức. Chính vì thế, chiến lược của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh sản xuất cà phê rang xay, hòa tan để mở rộng thị trường tiêu thụ.

  • Việt Nam hướng đến phát triển bền vững ngành cà phê

    Việt Nam hướng đến phát triển bền vững ngành cà phê

    Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 trên thế giới và đang hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 6 tỷ USD vào năm 2030.

  • Giá cà phê có xu hướng tăng

    Giá cà phê có xu hướng tăng

    Sau một thời gian giảm, hiện giá cà phê chín và cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đồng loạt tăng trở lại ở mức 33.500 đồng/kg nhân xô. Giá cà phê tăng nên nông dân phấn khởi, hy vọng một mùa thành công.

  • Tăng giá trị cho cà phê Việt  

    Tăng giá trị cho cà phê Việt  

    Mỗi năm, Việt Nam sản xuất trên 1,5 triệu tấn cà phê nhưng, lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, chiếm khoảng  90%, do đó, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với lượng hàng xuất đi. Đây là điểm yếu của ngành cà phê, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang từng bước khắc phục, để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam.

  • Giảm xuất khẩu cà phê nhân, tăng sản lượng rang xay và hòa tan

    Giảm xuất khẩu cà phê nhân, tăng sản lượng rang xay và hòa tan

    Đó là mục tiêu của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới, hướng tới phát triển bền vững và tăng giá trị cho hạt cà phê.

  • K Coffee phục vụ ‘thần dân’ quê nhà uống cà phê chuẩn vị

    K Coffee phục vụ ‘thần dân’ quê nhà uống cà phê chuẩn vị

    Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (với 1,8 triệu tấn cà phê nhân xuất khẩu trong năm 2017), nhưng có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt Nam thực sự vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới.

  • Tây Nguyên chủ yếu chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến khô

    Tây Nguyên chủ yếu chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến khô

    Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên, phần lớn các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê đều sử dụng công nghệ chế biến khô để chế biến cà phê nhân.

  • Cà phê mang 'nhãn' Buôn Ma Thuột được xuất khẩu đi nhiều nước

    Cà phê mang 'nhãn' Buôn Ma Thuột được xuất khẩu đi nhiều nước

    Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay cà phê nhân Robusta của tỉnh Đắk Lắk mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

  • Tăng tỷ lệ cà phê nhân chế biến sâu

    Tăng tỷ lệ cà phê nhân chế biến sâu

    Lâu nay, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu cà phê nhân, cà phê chế biến sâu còn rất nhiều hạn chế nên giá trị gia tăng còn thấp.

  • Sản xuất cà phê có chứng nhận giúp tăng lợi nhuận

    Sản xuất cà phê có chứng nhận giúp tăng lợi nhuận

    Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tỉnh hiện có trên 44.000 nông hộ tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận, với diện tích 64.107 ha, sản lượng đạt 226.100 tấn cà phê nhân, chiếm trên 50% sản lượng cà phê nhân của tỉnh.

  • Mưa kéo dài, nông dân khó thu hái cà phê

    Mưa kéo dài, nông dân khó thu hái cà phê

    Hiện là thời gian cao điểm thu hoạch cà phê của nông dân tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung nhưng do diễn biến mưa nắng thất thường, mưa kéo dài đã gây ra khó khăn cho người dân, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê nhân.

  • Tăng thu nhập từ cà phê chế biến sâu

    Tăng thu nhập từ cà phê chế biến sâu

    Đắk Lắk là địa phương có diện tích, sản lượng cà phê nhiều nhất nước, nhưng lâu nay xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân xô cà phê nguyên liệu)còn cà phê chế biến sâu đạt quá thấp so, chỉ chiếm 7 - 10% tổng sản lượng cà phê nhân trong từng niên vụ.

  • Thu hoạch nhanh, gọn cà phê niên vụ 2016 - 2017

    Thu hoạch nhanh, gọn cà phê niên vụ 2016 - 2017

    Hiện nay, cà phê ở Đắk Lắk đã bắt đầu chín, giá cà phê nhân đang tăng cao, bình quân 44.800 đồng/kg, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái 4.800 đồng/kg. Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê phấn khởi và đang chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết như: lao động, phương tiện, sân phơi, nhà kho… để phục vụ tốt yêu cầu thu hoạch nhằm góp phần đảm bảo chất lượng cà phê nhân xuất khẩu niên vụ 2016 - 2017.

  • Bảo vệ cà phê chín rộ mới thu hoạch đại trà

    Bảo vệ cà phê chín rộ mới thu hoạch đại trà

    Hiện ở các tỉnh Tây Nguyên, cà phê đã bắt đầu chín, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đang tăng cường bảo vệ để các vườn cà phê đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà nhằm giảm hao hụt và nâng chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.

  • Công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk còn hạn chế

    Công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk còn hạn chế

    Tỉnh Đắk Lắk là địa phương có nhiều diện tích cà phê nhất nước nhưng công nghiệp chế biến cà phê, nhất là chế biến theo công nghệ ướt, chế biến sâu còn nhiều hạn chế nên giá cà phê nhân xuất khẩu cũng như giá trị gia tăng thấp, gây thiệt hại lớn cho người trồng cà phê.

  • Xóa thế “xuất khẩu thô” cà phê, hồ tiêu

    Xóa thế “xuất khẩu thô” cà phê, hồ tiêu

    Theo thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, cà phê, hồ tiêu là cây trồng phục vụ xuất khẩu, gắn chặt với cung cầu của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê, hồ tiêu chủ yếu là xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng thấp. Ngay niên vụ 2013 - 2014, cả nước đã xuất khẩu 1,395 triệu tấn cà phê nhân chỉ thu về đạt 3,55 tỷ USD.