Sáng 6/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban liên lạc truyền thống Hội cựu chiến binh Mặt trận 779- Quân khu 7 tổ chức họp mặt kỷ niệm 45 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Polpot (7/1/1979-7/1/2024); kỷ niệm 43 năm thành lập Mặt trận 779 - Quân khu 7 (1981- 2024).
Ngày 12/2/2023, Nhã Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long. Cuốn sách tổng hợp những ký ức của tác giả và đồng đội về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trong mười năm 1979-1989.
Ngày 15/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đến thăm, chúc Tết, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Lâm Thị Mèn, tại Tổ 1, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Mẹ có 2 người con là Liệt sỹ, hy sinh trong thời kỳ chiến tranh biên giới 1979.
Ngày 28/7, Lễ an táng hài cốt liệt sỹ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam đã diễn ra tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo Quân khu 9, tỉnh Kiên Giang, các huyện, thành phố và người dân đã dâng hương, viếng anh linh các Anh hùng Liệt sỹ và thực hiện nghi thức an táng 175 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh.
Sáng 7/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tổng Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày chiến thắng Chiến tranh biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979 - 7/1/2021).
Hội Tân Trào tại CHLB Đức và các cựu chiến binh tham gia chiến đấu trên mặt trận biên giới phía Bắc tháng 2/1979 đã tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hội Tân Trào và tổ chức chương trình giao lưu, tưởng nhớ các chiến sỹ, đồng bào đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Khi độc lập chủ quyền của dân tộc bị đe dọa bởi các thế lực từ bên ngoài thì dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng với ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngày 4/4, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, Khoa Lịch sử (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Hội Khoa học lịch sử TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam".
Cùng người dân cả nước hướng về 2 cuộc chiến tranh biên giới không thể nào quên, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh năm nay lấy chủ đề 'Hướng về biên cương Tổ quốc' với nhiều bài thơ xúc động, sâu lắng.
Là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên có mặt tại Cao Bằng khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đầu năm 1979 nổ ra, ông Trần Mạnh Thường (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chứng kiến, ghi lại sự kiện này bằng ảnh.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 – Nguyên tiêu Kỷ Hợi 2019 sẽ là sự kiện văn học “ba trong một”, bao gồm: Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 và Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17. Thông tin trên được nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho biết tại cuộc họp báo chiều 13/2/2019, tại Hà Nội.
Sáng 6/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019).
Ngày 4/1, tại Bảo tàng Quân khu 9 (thành phố Cần Thơ), Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Quân khu 9) tổ chức Triển lãm kỷ niệm 40 năm chiến thắng Chiến tranh biên giới Tây Nam và chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019).
Năm 1978, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và thiêng liêng của mình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời, đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Sáng 1/5 (nhằm ngày 16/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn (An Giang), tỉnh An Giang đã tổ chức trang trọng lễ giỗ tập thể lần thứ 40 (16/3/1978 – 16/3/2018 âm lịch) cho 3.157 người dân vô tội của thị trấn Ba Chúc bị lính Khmer Đỏ thảm sát trong chiến tranh biên giới Tây Nam.
Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Vị Xuyên - Hà Giang là một trong những mặt trận khốc liệt nhất từ năm 1984-1989. Các chiến sỹ thuộc 9 sư đoàn chủ lực của QĐND Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, hàng nghìn người đã ngã xuống. Cuộc chiến đã kết thúc gần 30 năm, song những năm tháng chiến đấu hào hùng nhưng cũng đầy đau thương vẫn in sâu trong ký ức nhiều người.
Ông Nguyễn Đức Hùng (TP. Hồ Chí Minh) nhập ngũ tháng 8/1978, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, xuất ngũ năm 1982. Ông Hùng hỏi, ông có được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg không?
Mới đây dư luận cả nước rất phấn khởi trước đề nghị của Bộ GD - ĐT sẽ đưa vào sách giáo khoa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và các cuộc chiến bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, lễ giỗ tập thể 3.157 người dân vô tội bị Pol Pot - Iêng Xary thảm sát trong chiến tranh biên giới Tây Nam vào năm 1978, đã diễn ra trang trọng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng chiến tranh biên giới Tây - Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979- 7/1/2013).