Ngày 8/10 (giờ địa phương), phát biểu tại cuộc họp của lãnh đạo các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Moskva, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho hay các Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan đã nhất trí tăng cường nỗ lực hoàn thành việc thông qua dự thảo hiệp ước hòa bình song phương.
Hội đồng An ninh quốc gia Armenia thông báo từ ngày 24/5, nước này và Azerbaijan sẽ rút quân khỏi khu vực biên giới giữa hai nước, giao lại việc đảm bảo an ninh cho lực lượng biên phòng.
Armenia và Azerbaijan ngày 23/4 bắt đầu công tác phân định biên giới trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau nhiều thập kỷ xung đột lãnh thổ.
Armenia và Azerbaijan đã đổi lỗi cho nhau châm ngòi cho cuộc giao tranh mới qua biên giới giữa hai nước. Phía chính quyền Yerevan cho biết 4 binh sĩ của nước này đã thiệt mạng. Đây là sự cố nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước nối lại nỗ lực đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 30 năm.
Theo hãng tin AFP, trong tuyên bố chung ngày 7/12, Armenia và Azerbaijan đã nhất trí từng bước hướng tới bình thường hóa quan hệ và trao đổi tù nhân chiến tranh.
Nga sẵn sàng tổ chức đàm phán hòa bình Armenia - Azerbaijan tại thủ đô Moskva, cũng như giúp hai bên ký kết thỏa thuận hòa bình. Tuyên bố trên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng nguyên thủ Cộng đồng các quốc gia độc lập tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 3/10 tuyên bố rằng định dạng 3+3, quy tụ ba quốc gia thuộc khu vực Kavkaz là Armenia, Azerbaijan và Gruzia, cùng ba nước láng giềng là Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, là một cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề khu vực.
Cuộc tập trận "Eagle Partner 2023" tuy dự kiến chỉ là một sự kiện nhỏ nhưng dường như là bước đi mới nhất của Armenia nhằm phản ứng với Nga liên quan đến tranh chấp giữa Armenia - Azerbaijan đang diễn ra về khu vực Nagorny - Karabakh.
Ngày 25/5, sau các cuộc gặp tại Moskva (LB Nga), Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ sau khi công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Ngày 14/5, lãnh đạo hai nước Armenia và Azerbaijan đã có cuộc gặp tại thủ đô Brussels của Bỉ trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực biên giới hai nước này. Cuộc đàm phán, do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian, là một phần trong nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước kéo dài 3 thập kỷ qua.
Khu vực biên giới giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng trở lại trong ngày 12/2, một ngày sau khi đụng độ giữa hai bên đe dọa phá vỡ triển vọng đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra vào cuối tuần do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian.
Các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan sẽ tổ chức đàm phán tại Brussels vào cuối tuần này khi có nhiều đồn đoán rằng hai bên có thể ký một thỏa thuận hòa bình sau nhiều thập kỷ xung đột bạo lực.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 4/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan tại Washington đã đạt được "tiến bộ rõ rệt" và có thể tiến tới một thỏa thuận nhằm giải quyết căng thẳng.
Ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp các Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan tại thủ đô Washington.
Ngày 24/4, Nga kêu gọi Armenia và Azerbaijan tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn được ký hồi năm 2020, đồng thời bày tỏ đặc biệt quan ngại về căng thẳng gia tăng giữa hai nước liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorny - Karabakh.
Hiện mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhưng đó không phải là lý do để bỏ qua một cuộc khủng hoảng khác đang rình rập châu Âu. Căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan lại gia tăng, làm dấy lên nguy cơ xảy ra một cuộc giao tranh khác.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/1 đã thành lập phái bộ dân sự với nhiệm vụ tham gia giám sát đường biên giới nhiều biến động giữa Armenia với Azerbaijan, qua đó củng cố vai trò của khối này tại khu vực Nam Caucasus.
Ngày 7/11, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan và người đồng cấp Azerbaijan Jeyhun Bayramov đã tiến hành đàm phán tại Washington dưới sự trung gian của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Đây là cuộc gặp kín, diễn ra chỉ vài giờ sau khi hai bên cáo buộc nhau nổ súng ở khu vực biên giới tranh chấp.
Trong tuyên bố chung ngày 31/10 sau Hội nghị thượng đỉnh Armenia, Azerbaijan và Nga ở thành phố Sochi (Nga), Armenia và Azerbaijan đã "nhất trí không sử dụng vũ lực" để giải quyết tranh chấp vùng lãnh thổ Nagorno-Karabkh.
Ngày 17/10, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) nhất trí triển khai một phái bộ giám sát biên giới trong ngắn hạn đến Armenia để theo dõi tình hình tại khu vực biên giới giáp Azerbaijan.