Bộ Y tế thông tin về tình hình phản ứng sau tiêm chủng

Ngày 25/5, thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Từ 1/1/2018 đến 31/3/2018, cả nước ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 6 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Bộ Y tế thông tin về tình hình phản ứng sau tiêm chủng. Ảnh: TTXVN
Các phản ứng thông thường sau tiêm chủng được ghi nhận là: Các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt dưới 39 độ C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

Đối với tai biến nặng sau tiêm chủng, trong Quý I năm 2018, cả nước ghi nhận 6 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ.

Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ghi nhận tại 6 tỉnh, thành phố, bao gồm: Ninh Bình (1 trường hợp), Phú Thọ (1 trường hợp), Bắc Giang (1 trường hợp), Hậu Giang (1 trường hợp), Cần Thơ (1 trường hợp) và Bà Rịa - Vũng Tàu (1 trường hợp). Cả 6 trường hợp đều đã hồi phục.


Các trường hợp này đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận: Ghi nhận 3 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (50%) và 3 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (50%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình...

Thu Phương (TTXVN)
Có 3 vắc xin mới sẽ đưa vào tiêm chủng, cha mẹ không nên lo lắng về tính an toàn
Có 3 vắc xin mới sẽ đưa vào tiêm chủng, cha mẹ không nên lo lắng về tính an toàn

Bộ Y tế sắp đưa vào sử dụng 3 vắc xin mới trong Tiêm chủng mở rộng là: Sởi- Rubella do Việt Nam sản xuất, vắc xin 5 trong 1 ComBe Five (Ấn Độ) và vắc xin bại liệt dạng tiêm IPV (Pháp); các vắc xin đều được đảm bảo tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, cha mẹ hoàn toàn yên tâm đưa trẻ đi tiêm chủng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN