Thực trạng hải quân Philippines - sự tác động với phán quyết Biển Đông

Phản ứng thận trọng của Philippines sau phán quyết Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông được cho là có liên quan đến sức mạnh hải quân hạn chế của nước này.

Trong bài bình luận trên trang mạng India Defence Review, Tiến sĩ Sanjay Badri-Maharaj đã đưa ra nguyên nhân Philippines phản ứng một cách thận trọng về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài do liên quan đến sức mạnh hải quân hạn chế của nước này.

Sự thận trọng ngạc nhiên

Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7 về Biển Đông, tưởng rằng sẽ làm dấy lên sự hứng khởi tại Philippines, đã được chào đón một cách ảm đạm, thận trọng và im hơi lặng tiếng, với việc Ngoại trưởng Perfecto Yasay kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo". Đó là hình ảnh không thể tưởng tượng được về một chiến thắng pháp lý mang tính quyết định đối với Philippines khi Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết có lợi cho Manila.

Tàu hải quân hiện đại nhất của Philippines Gregorio del Pilar. Ảnh: KNO


Bất chấp điều này, phản ứng trên của chính phủ Philippines là sự thận trọng gây ngạc nhiên. Phản ứng này có thể một phần là kết quả của sự yếu kém toàn diện của Hải quân Philippines so với các lực lượng hải quân khác trong khu vực và tất nhiên so với sự hiện diện hải quân lớn hơn và được trang bị tốt hơn của Trung Quốc ở Biển Đông. Thậm chí so với các nước khác trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Brunei hay Malaysia, vốn có các hạm đội tàu nổi nhỏ nhưng hiện đại, Hải quân Philippines được trang bị hạn chế hơn nhiều và các tàu cũ của Manila ở thế bất lợi nhất nếu đem so sánh.

Cần phải lưu ý rằng hầu hết các cuộc chạm trán hàng hải ở Biển Đông diễn ra giữa những tàu Hải giám/Bảo vệ bờ biển được vũ trang hạng nhẹ hoặc không vũ trang (còn được gọi là "White Hulls") trong khi các tàu hải quân có vũ trang hiếm khi đối đầu với nhau. Tàu Bảo vệ bờ biển Philippines và tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã đối đầu nhau trong một sự cố tháng 4/2012 khi 3 chiếc tàu CMS đối mặt với tàu BRP Pampanga dài 55m và 12 năm tuổi của Manila.

Tuy nhiên, sự sẵn có của các tài sản hải quân có năng lực là quan trọng vì chúng cung cấp sự răn đe tiềm tàng đối với sự leo thang cũng như biểu thị năng lực của một quốc gia đối với việc thực thi quyền tài phán và chủ quyền trong khu vực nêu trên.

Nỗ lực miễn cưỡng

Sự yếu kém của Hải quân Philippines có lẽ là gây ít ngạc nhiên hơn nếu chỉ nhìn liếc qua. Trong nhiều thập kỷ, Philippines dựa vào những điều khoản trong Hiệp ước Phòng thủ song phương với Mỹ năm 1951, vốn có hiệu lực năm 1952. Hiệp ước này cho phép Manila nghĩ rằng Mỹ sẽ trợ giúp trong bối cảnh một cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ hoặc quân đội, máy bay hay tàu dân sự của Philippines. Điều này dẫn đến việc các lực lượng vũ trang của Philippines chỉ được trang bị một cách tối thiểu để bảo vệ lợi ích và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Trong khi có một số phát triển về lực lượng trong thời kỳ Tổng thống Ferdinand Marcos (1965-1986), điều này chủ yếu nhằm chống các hoạt động nổi dậy (COIN) chống lại lực lượng nổi dậy Moro, với lục quân và không quân nhận được sự ưu tiên.

Trong thời gian gần đây, Philippines đã có những nỗ lực miễn cưỡng nhằm hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình - trên không, trên bộ và trên biển. Chính phủ Philippines cũng đã cung cấp bổ sung khoản ngân sách 75 tỉ peso cho 5 năm đầu tiên trong các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực, Philippines chỉ có tiến bộ khiêm tốn trong việc đạt được những khả năng mong muốn. Đặc biệt hải quân nước này đã trở nên kém chất lượng do nhiều thập kỷ bị bỏ mặc. Nỗ lực hiện đại hóa trong hai thập kỷ qua đã đạt được những kết quả hết sức hạn chế, với việc đưa vào biên chế nhiều tàu cũ, vốn cung cấp năng lực tuần tra không đáng kể.

Bảng danh sách và số lượng các tàu chiến chủ yếu của Philippines.

Lão hóa

Những tàu trên, như có thể thấy, tất cả đều mua cũ và mỗi tàu được vũ trang tương đối nhẹ so với các tàu cùng cỡ trong khu vực, không tàu nào trong số này có tên lửa đất đối đất hoặc tên lửa đất đối không, đồng thời thiếu các hệ thống phát hiện và tham gia chống tàu ngầm. Dù được tăng cường thêm 36 tàu tuần tra ven biển, xét tổng thể, các hạm đội của Hải quân Philippines đang trở nên "lão hóa" - tàu khu trục nhỏ được mua gần đây nhất là trên 40 năm và tàu khu trục Rajah Humabon lớp Datu Kalantiaw đã được đưa vào hoạt động từ năm 1943 như là một tàu khu trục hộ tống của Hải quân Mỹ.

Mặc dù được tăng cường thêm số lượng lớn tàu tuần tra, Hải quân Philippines thiếu tiền để cung cấp sự răn đe đối với các vụ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Sự chênh lệch về tài sản trên mặt biển đã được chứng minh khi tàu Rajah Humabon cũ được phái đến tuần tra bãi cạn Scarborough để đối đầu với tàu hải giám hiện đại của Trung Quốc hồi tháng 6/2011.

Trong thực tế, nó là một bản cáo trạng chỉ trích sự thất bại của việc hiện đại hóa hải quân Philippines, với dự kiến rằng tàu Rajah Humabon đã ngừng hoạt động vào năm 1993 nhưng đã tái hoạt động vào năm 1996, do sự thiếu hụt nghiêm trọng tàu tuần tra mặt biển. Tương tự như vậy, trong tháng 4/2012, trong vụ bãi cạn Scarborough, Philippines cử tàu chiến hiện đại nhất của mình, Gregorio del Pilar, vốn được đưa vào phục vụ năm 1965 cho lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Những tàu đang bị "lão hóa" này có ít khả năng chiến đấu và hậu quả là có năng lực rất hạn chế trong việc răn đe đối phương.

Do những căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông và tình hình có lẽ trở nên trầm trọng thêm sau phán quyết có lợi của Tòa Trọng tài, nhu cầu hiện đại hóa hải quân của Philippines là cấp bách. Philippines đã bắt đầu quá trình mua sắm với ba tàu tấn công nhanh, đa năng dài 17m và hai tàu khu trục. Một dự án cũng đang trong tiến trình với một hợp đồng được trao cho Công ty đóng tàu Propmech của Philippines và Công ty đóng tàu Lung Teh của Đài Loan (Trung Quốc) cùng thực hiện từ ngày 5/2/2016.

Đây là những bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, Philippines lại có một hồ sơ theo dõi nghèo nàn trong việc thực hiện kịp thời và hiệu quả kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ.

Công Thuận
Trung Quốc lần đầu ra chỉ thị sẵn sàng chiến đấu ở hướng Biển Đông
Trung Quốc lần đầu ra chỉ thị sẵn sàng chiến đấu ở hướng Biển Đông

Tới thị sát Chiến khu miền Nam, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương nước này, Thượng tướng Phạm Trường Long yêu cầu phải tăng tốc thúc đẩy chuẩn bị đấu tranh quân sự, nỗ lực tăng cường huấn luyện quân sự thực chiến hóa, không ngừng nâng cao năng lực răn đe và thực chiến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN