Mỹ "quan ngại" S-300, S-400 của Nga ở Syria

Việc Moskva tuyên bố triển khai hệ thống phòng không hiện đại nhất đến các căn cứ không quân của Nga ở Syria gây ra "quan ngại đáng kể" đối với quân đội Mỹ.


Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 trưng bày tại một triển lãm quân sự ở Saint Petersburg. Ảnh: AFP/ TTXVN

Một quan chức Mỹ giấu tên ngày 25/11 phát biểu với hãng tin AFP cho biết: "Đó là một hệ thống vũ khí có khả năng gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với bất cứ ai. Có những mối quan ngại lớn liên quan đến các chiến dịch trên không ở Syria".

Trước đó, Nga cho biết sẽ triển khai hệ thống phòng không S-400 tới Latakia ở Tây Bắc Syria. Động thái này diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở khu vực biên giới Syria. Hệ thống tên lửa này có tầm bắn khoảng 400km, gây ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với các máy bay của liên quân do Mỹ đứng đầu.

Tuy nhiên, một quan chức khác cũng cho biết, các hệ thống phòng không S-400 mà Nga triển khai ở Syria "sẽ không" ảnh hưởng tới các chuyến bay của liên quân. Quan chức này nói: "Chúng tôi sẽ không cản trở các chiến dịch (của Nga) và họ cũng không làm phiền chúng tôi. Không có có lý do nào để chúng tôi nhằm mục tiêu vào nhau".

Vị quan chức này lưu ý thêm rằng trong tuần trước Nga đã gửi hơn 30 xe tăng T-90 và T-72 tới Latakia và vẫn chưa rõ liệu những chiếc xe tăng này sẽ được quân đội Nga sử dụng hay chúng sẽ được cung cấp cho các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Mỹ hối thúc các nước cải cách pháp luật để ngăn chặn IS


Theo một tài liệu chính sách mà hãng tin Reuters có được, Bộ Tư pháp Mỹ đã đưa ra những đề nghị cụ thể với chính phủ các quốc gia châu Âu và trên thế giới về cách thức tăng cường điều luật chống khủng bố nhằm bắt giữ các phần tử khủng bố tiềm tàng trước khi chúng gia nhập các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Một quan chức Mỹ cho biết, giới chức chính phủ nước này trong năm nay đã chuyển tài liệu chính sách nói trên cho chính phủ một số nước. Đây là một phần trong các nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm truy lùng và ngăn chặn các tay súng nước ngoài từ châu Âu đến Syria và Iraq.

Mỹ bắt đầu vận động các quốc gia châu Âu tiến hành sửa đổi luật để tạo điều kiện cho việc chống IS từ đầu năm 2014. Trong một thông cáo nội bộ hồi tháng 3/2015, Bộ Tư pháp Mỹ đã hối thúc các chính phủ khác xem xét việc khởi tố “những tay súng nước ngoài có thiện cảm với IS” trước khi chúng tới Syria và Iraq.

Trong một thông báo hồi tháng 6 vừa qua, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho hay, nhà chức trách nước này đã bắt 64 đối tượng trong giai đoạn từ tháng 1/2014 tới tháng 9/2015 vì âm mưu gia nhập IS hoặc tiến hành “các hành động khác liên quan tới hoạt động khủng bố” của IS.

Sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thủ đô Paris (Pháp) đêm 13/11 và sau đó là chiến dịch trấn áp an ninh ở Bỉ, các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật châu Âu đang chịu sức ép lớn phải đập tan nguồn cung cấp chiến binh của IS và ngăn chặn những tay súng quay lại châu Âu để tiến hành các vụ tấn công khủng bố.

TN
Nga: Vẫn có khả năng lập liên minh quốc tế chống IS
Nga: Vẫn có khả năng lập liên minh quốc tế chống IS

Đại sứ Nga tại Pháp Alexander Orlov ngày 25/11 cho rằng vẫn có khả năng thành lập một liên minh quốc tế chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bất chấp căng thẳng giữa Moskva và Ankara sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN