Lộ tên lửa tầm xa mới của Trung Quốc khiến Mỹ "lạnh gáy"

Tên lửa mới của Trung Quốc sẽ dễ dàng thách thức bất kỳ tên lửa không đối không nào của Mỹ hay của các nước thành viên NATO nào khác.

Tháng 11/2016, một chiếc máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc đã bắn thử tên lửa siêu thanh đáng gờm, phá hủy thành công mục tiêu máy bay không người lái ở tầm rất xa.

Nhìn vào những bức ảnh khi chiếc máy bay trên cất cánh, người ta có thể ước lượng tên lửa trên có chiều dài khoảng 6 m, đường kính khoảng 33 cm. Tên lửa này dường như có 4 cánh đuôi. Điều đó có nghĩa tên lửa này có lẽ được xếp vào loại vũ khí không đối không tầm rất xa (VLRAAM) với tầm bắn có thể lên đến 300 km.

Ảnh minh họa: Internet


Vấn đề lớn ở đây là: Tên lửa này sẽ dễ dàng thách thức bất kỳ tên lửa không đối không nào của Mỹ hay của bất cứ nước thành viên NATO nào khác. Bên cạnh đó, bằng động cơ đẩy đầy uy lực, vận tốc của VLRAAM đạt mức 6 Mach (gấp 6 lần tốc độ âm thanh), làm giảm khả năng sống sót của mục tiêu khi bị VLRAAM tấn công, ngay cả khi mục tiêu là vũ khí siêu thanh như máy bay tàng hình.

Nhưng uy lực của tên lửa mới, lớn hơn của Trung Quốc không phải chỉ về tầm. Một đặc điểm quan trọng khác của loại VLRAAM này là được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), giúp tăng hiệu quả đối phó với những mục tiêu tàng hình, ở khoảng cách xa. Bên cạnh đó, AESA còn cóà khả năng linh hoạt trong việc đối phó với các biện pháp chống tác chiến điện tử như gây nhiễu và nghi binh.

Hệ thống cảm biến của VLRAAM trên là thiết bị tìm kiếm quang-điện/hồng ngoại vốn có thể xác định những mục tiêu có giá trị cao như máy bay tiếp dầu trên không và máy bay cảnh báo sớm (AEW&C). Tên lửa mới của Trung Quốc cũng được cải thiện khả năng cơ động giai đoạn cuối khi tấn công những mục tiêu bay nhanh và linh hoạt như máy bay chiến đấu.

Những ưu thế về tầm và tốc độ của tên lửa này đặt ra một nguy cơ đáng kể đối với các khái niệm trong Chiến lược phát triển kỹ thuật lần thứ 3 (Third Offset) của quân đội Mỹ. Những hoạt động của Mỹ phụ thuộc lớn vào các tài sản như máy bay tiếp dầu trên không, máy bay tác chiến điện tử và máy bay cảnh báo sớm.

Ví dụ, nếu không được tiếp dầu trên không, tầm bay tương đối ngắn của máy bay chiến đấu F-35 sẽ không có khả năng tham gia những hoạt động tầm xa ở Biển Đông. Tương tự, không có máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát đường không AEW&C, máy bay chiến đấu F-22 sẽ phải sử dụng các radar trên máy bay nhiều hơn, làm tăng nguy cơ chúng bị phát hiện.

Tóm lại, VLRAAM mới của Trung Quốc không chỉ là tên lửa lớn, mà còn là một thách thức đáng kể tiềm tàng đối với tương lai tác chiến trên không.

Công Thuận
Trung Quốc tăng “thực chiến hoá” trong huấn luyện quân sự
Trung Quốc tăng “thực chiến hoá” trong huấn luyện quân sự

Thông qua sự phê chuẩn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc (CMC) ngày 21/11 đã ban hành “Quy định tạm thời về việc nâng cao khả năng thực chiến trong các hoạt động huấn luyện quân sự”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN