Giáo sư Mỹ: Việt Nam nắm được điểm yếu trên biển của Trung Quốc

Các chuyên gia phân tích hải quân từ lâu đã coi Trung Quốc đặc biệt yếu về tác chiến chống ngầm. Do đó, có lẽ rằng Việt Nam đã phát hiện ra một điểm yếu trong “cái vỏ bọc thép” của Trung Quốc và đang tìm cách khai thác.

Giáo sư Lyle J. Goldstein tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI), thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ mới đây đã có buổi trả lời phỏng vấn phóng viên Jane Perlez của tờ New York Times về tương quan thực lực quân sự Việt Nam-Trung Quốc. Dưới đây là một số nội dung của cuộc phỏng vấn:

Phóng viên (PV): Việt Nam dường như muốn theo đuổi chính sách độc lập, tự chủ giữa Trung Quốc và Mỹ. Vấn đề này trong lĩnh vực quân sự diễn ra như thế nào?

Giáo sư Lyle J. Goldstein
: Việt Nam là một quốc gia có truyền thống quân sự mạnh mẽ. Chắc chắn, chiến lược quân sự và ngoại giao của Việt Nam hiện nay bị ảnh hưởng bởi lịch sử hiện đại của Việt Nam. Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp trong những năm 1950, sau đó đánh bại Mỹ (1965-1973) và cuối cùng đẩy lui cuộc tấn công xâm lược biên giới phía bắc của Trung Quốc năm 1979. Lịch sử này dường như đã truyền cảm hứng cho Việt Nam với một sự tự tin để phát triển một chính sách đối ngoại khá độc lập.

Điểm yếu của Trung Quốc trên biển là tác chiến chống ngầm?


PV: Ông đã thực hiện vài nghiên cứu về việc Trung Quốc đánh giá Việt Nam và quân sự của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc nghĩ gì về khả năng quân sự của Việt Nam?

Giáo sư Lyle J. Goldstein: Trung Quốc đã theo dõi rất chặt chẽ năng lực quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam. Điều thú vị là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều phụ thuộc một phần nào đó vào vũ khí của Nga - như tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu - để tăng cường hiện đại hóa quân đội. Những tương đồng này cho phép Trung Quốc có đánh giá tổng quan về khả năng quân sự của Việt Nam. Một điều đáng lưu ý là nếu có một cuộc xung đột quân sự nào đấy nhằm vào Nhật Bản hay Mỹ, vũ khí cũng như chiến thuật mà Trung Quốc đem ra sử dụng cũng có thể được Việt Nam áp dụng để đối phó Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam có sự độc lập cả về vũ khí cũng như kinh nghiệm quân sự hơn nếu so sánh với Trung Quốc ở khía cạnh phụ thuộc vào vũ khí Nga.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã chỉ ra một loạt điểm yếu về chiến lược quân sự của Việt Nam. Họ cho rằng tàu ngầm là một sự đột phá quan trọng trong các nỗ lực của Việt Nam, nhưng các nhà phân tích Trung Quốc đánh giá Việt Nam cơ bản đang thiếu kinh nghiệm để vận hành hệ thống vũ khí phức tạp hiện đại này. Điểm yếu khác trong khả năng quốc phòng của Việt Nam mà các chuyên gia phân tích Trung Quốc nhắc đến là khả năng giám sát, kiểm soát chiến trường và mục tiêu. Dường như họ (các chuyên gia Trung Quốc) nghĩ rằng Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào.

PV: Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Tại sao Việt Nam lại chọn loại tàu ngầm này?

Giáo sư Lyle J. Goldstein: Nhiều nhà phân tích hải quân cho rằng tàu ngầm là loại tàu chủ yếu đối với bất kỳ lực lượng hải quân hiện đại nào. Trong khi tàu nổi ngày càng dễ bị tổn thương bởi một cuộc tấn công tầm xa và vũ khí chính xác, tàu ngầm vẫn có thể sống sót vì những khó khăn cố hữu của các tàu săn ngầm. Các tàu ngầm có thể hoạt động khá độc lập, nhưng vẫn thực hiện được các vụ tấn công nguy hiểm với các quả ngư lôi hoặc tên lửa hành trình chống tàu (ASCM).

Tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga đã được xuất khẩu phổ biến trên thế giới, cho cả hải quân Ấn Độ và Trung Quốc. Tàu ngầm này được đánh giá là một đối thủ đáng gờm trong giới hải quân Mỹ, không chỉ vì nó có độ ồn thấp, làm cho nó rất khó bị phát hiện, mà còn vì sự hiệu quả của các hệ thống vũ khí liên quan của nó, ví dụ như ASCM Klub-S với tầm bắn ấn tượng, có thiết bị dẫn đường đầu cuối. Chắc chắn những vũ khí này làm tăng thêm đáng kể khả năng quốc phòng của Việt Nam. Tóm lại, từ lâu Việt Nam đã cho thấy một khả năng sử dụng lực lượng trên bộ rất hiệu quả, nhưng khả năng trên không và đặc biệt là khả năng trên biển vẫn khá hạn chế, ít nhất cho đến thời điểm này.

Giáo sư Lyle J. Goldstein, người thông thạo tiếng Trung Quốc và Nga, có bằng Thạc sĩ nghiên cứu chiến lược tại Trường Nghiên cứu Quốc tế cao cấp Johns Hopkins (Mỹ). Trong quá trình nghiên cứu Tiến sĩ tại trường Đại học Princeton, ông chuyên nghiên cứu về Trung Quốc. Ông giảng dạy ở Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ năm 2001 và là người giúp thành lập Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc năm 2006. Viện này được thành lập để thực hiện những nghiên cứu đặc biệt về sự phát triển hải quân một cách nhanh chóng của Trung Quốc cho Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích hải quân từ lâu đã coi Trung Quốc đặc biệt yếu về tác chiến chống ngầm. Do đó, có lẽ rằng Việt Nam đã phát hiện ra một điểm yếu trong “cái vỏ bọc thép” của Trung Quốc và đang tìm cách khai thác.

Nhưng cũng có thể nói rằng Hải quân Trung Quốc cũng đã nhận thức được điểm yếu này và họ đang tìm cách cải thiện khả năng tác chiến chống ngầm của mình bằng cách triển khai một lượng lớn các tàu khu trục hạng nhẹ có khả năng chống ngầm mới trong vài năm qua.

PV:
Nếu có một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, bên nào sẽ giành ưu thế?

Giáo sư Lyle J. Goldstein: Như đã mô tả ở trên, Việt Nam đã thực hiện một số khoản đầu tư khôn ngoan và gần như chắc chắn có thể gây ra những thiệt hại đáng kể đối với Hải quân và Không quân Trung Quốc. Rõ ràng là sẽ có một số lợi thế đối với Việt Nam nếu một cuộc xung đột nổ ra. Ví dụ, Trung Quốc không đặc biệt mạnh trong lĩnh vực tiếp nhiên liệu trên không, vì thế Việt Nam có khả năng chiếm ưu thế trên không, đặc biệt là trên Biển Đông, những nơi cách xa các sân bay của Trung Quốc.

Nhìn chung, rất khó để dự đoán kết quả và thế giới đã không chứng kiến một cuộc chiến tranh hải quân hiện đại thuần túy kể từ cuộc xung đột giữa Argentina và Vương quốc Anh trong tranh chấp quần đảo Falkland năm 1982. Do đó, các phân tích ngắn gọn trên cần phải được xử lý rất thận trọng.

PV: Ông nghĩ Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với Trung Quốc trong vài năm tới?

Giáo sư Lyle J. Goldstein: Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Sự hợp tác sâu sắc trong các lĩnh vực có lợi thế về kinh tế, văn hóa và xã hội giữa hai nước là một minh chứng đầy đủ nhất. Việt Nam cần phải triển khai nền ngoại giao tích cực để tìm ra một chiến lược cho riêng mình trước một cường quốc đang trỗi dậy ở phía Bắc. Đây sẽ là một quá trình khó khăn, nhưng chắc chắn đó là sự bảo đảm tốt nhất đối với an ninh và sự thịnh vượng của Việt Nam trong dài hạn trước một gã hàng xóm hung bạo.


Vũ Thanh
(New York Times)


Trung Quốc tiếp tục gây hấn tại khu vực giàn khoan
Trung Quốc tiếp tục gây hấn tại khu vực giàn khoan

Trung Quốc vẫn tiếp diễn các hành động gây hấn tại vùng biển hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981; duy trì 110-111 tàu các loại, trong đó có 46-47 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 14-15 tàu kéo và 5 tàu quân sự, 30 tàu cá xung quanh giàn khoan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN