Rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo

Đây là một trong nội dung quan trọng của Luật Tố cáo 2018. Luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo đó, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:

Thời hạn giải quyết tố cáo tối đa 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (quy định hiện hành 60 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày).

Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày (quy định hiện hành thời hạn giải quyết là 90 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày).

Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật Tố cáo 2018 cũng quy định “Trình tự giải quyết tố cáo” theo các bước sau: 

1.Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Hoàng Linh/Báo Tin tức
Luật Tố cáo (sửa đổi) thiết lập cơ chế cụ thể bảo vệ người tố cáo
Luật Tố cáo (sửa đổi) thiết lập cơ chế cụ thể bảo vệ người tố cáo

Luật Tố cáo (sửa đổi) đã dành một chương (Chương VI) để quy định về bảo vệ người tố cáo, trong đó nêu rõ đối tượng bảo vệ, phạm vi bảo vệ, quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ… nhằm khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Luật gồm 9 Chương, 67 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN