Những trường hợp vi phạm giao thông nào bị cấm nộp phạt qua bưu điện?

Có nhiều lỗi phạt vi phạm giao thông có thể giao dịch nộp phạt qua đường bưu điện nhưng nếu phạm vào những trường hợp sau thì không thể.

Trả lời:

Ngày 15/6/2016, Cục Cảnh sát giao thông và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký kết Thỏa thuận hợp tác về thu, nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2016, người vi phạm có thể nộp tiền phạt và đăng ký chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại bất kỳ bưu cục nào trên cả nước. Việc cung cấp dịch vụ được thực hiện trên cơ sở đăng ký tự nguyện của người vi phạm. Người vi phạm có thể đăng ký sử dụng dịch vụ trực tiếp với cơ quan Công an hoặc đăng ký với bưu điện.

Sau đó, khi nhận được tiền nộp phạt, cảnh sát sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm sẽ theo phương thức ưu tiên. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh, thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 2 ngày, đối với các huyện và tỉnh thành khác là 3-5 ngày.

Tuy nhiên, có một số trường hợp vi phạm không thể nộp tiền xử phạt qua bưu điện như:

- Các vi phạm đang trong quá trình xác minh, xem có hay không có hành vi vi phạm; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

- Các vi phạm có dấu hiệu hình sự.

- Các vi phạm có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Trung Hiếu/Báo Tin Tức (t/h)
Quên bằng lái bị cảnh sát giao thông giữ phương tiện, có thể khiếu nại?
Quên bằng lái bị cảnh sát giao thông giữ phương tiện, có thể khiếu nại?

Tôi đi xe không đội mũ bảo hiểm và quên bằng lái, bị cảnh sát giao thông (CSGT) lập biên bản xử phạt 400.000 đồng. Do không đủ tiền nộp, nên tôi đã bị tạm giữ phương tiện. Như vậy đúng hay sai?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN