Vì sao ông Putin cải tổ nhân sự?

Năm vùng, bốn khu vực, Cơ quan hải quan liên bang, một đại sứ tại đất nước đang có quan hệ rất căng thẳng với Nga là Ukraine đã được thay đổi lãnh đạo trong loạt cải tổ nhân sự lớn. Chống tham nhũng và hiệu quả quản lý các khu vực là hai mục tiêu mà Tổng thống Vladimir Putin đặt ra.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) tại một lễ kỷ niệm ở Moskva ngày 22/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Lý do trực tiếp của đợt thay đổi nhân sự lớn là vụ từ chức của người đứng Cơ quan Hải quan liên bang Andrei Belyaninov, kéo theo hàng chục quyết định bổ nhiệm và cách chức tiếp theo. Ông Belyaninov mất chức liên quan đến vụ điều tra hình sự quy mô về buôn lậu mà một số lãnh đạo cấp cao của Cơ quan Hải quan có dính líu. Từ đây, giới quan sát cho rằng tăng cường đấu tranh chống tham nhũng chính là một trong những mục đích chính của những thay đổi nhân sự mà ông Putin đang tiến hành.

Xu hướng mạnh tay và chống tham nhũng

Chuyên gia Viện nghiên cứu chính trị kinh tế-xã hội Aleksey Zudin cho rằng quyết định của ông Putin mang tính hệ thống, nhằm củng cố khối các thống đốc. Đây cũng là tín hiệu cho thấy ông chú ý đến các vùng, cung cấp thêm một kênh liên lạc với trung ương.

Đáng chú ý là những thống đốc mới không chỉ là đến từ cơ quan sức mạnh, mà còn là các quan chức liên bang cao cấp. Điều đó nói lên xu thế không chỉ chống tham nhũng mà chống mạnh tay mà ông Putin kiên quyết nhân rộng ra cả nước. Chỉ cần nhìn vào tỉnh Kaliningrad, được bổ nhiệm vào thống đốc tạm quyền là cựu giám đốc Cơ quan An ninh liên bang Yevgeny Ziniche.

Kaliningrad là khu vực đặc biệt của Nga, bao quanh là biển Baltic, Ba Lan và Litva, thời Liên Xô cũ từng là thành phố “đóng” do tập trung rất nhiều cơ sở quốc phòng quan trọng, nay vẫn là khu vực chiến lược, đòi hỏi phải có một đảm bảo an ninh chuyên nghiệp trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, gần đây Kaliningrad lại thường xuất hiện trong các vụ scandal chính trị và tham nhũng. Chấn chỉnh và thiết lập lại trật tự ở đó còn có thể trao cho ai tốt hơn là một cựu nhân viên an ninh?

Siết chặt hệ thống theo chiều dọc


Trong tình hình một số khu vực không thực hiện được nhiệm vụ của mình, các vụ thay đổi nhân sự được thực hiện chéo: lãnh đạo cấp liên bang luân chuyển đến cấp tỉnh, ngược lại một số nhân sự cấp khu vực được điều chỉnh lên cấp liên bang. Khi một quan chức liên bang nhận việc tại khu vực, Đó là tín hiệu cho giới cao cấp về tầm quan trọng của công việc tại các vùng, các địa phương. Tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tại địa bàn là việc cần thiết cho cán bộ quản lý.

Ngoài ra, cán bộ quản lý cấp liên bang sẽ giúp địa phương nắm rõ các nguyên tắc làm việc của cơ quan chính quyền và quản lý liên bang, chia sẻ kinh nghiệm bộ máy, chức năng ngành, các mối quan hệ. Tất cả những điều đó sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của các chính quyền khu vực, đảm bảo sự thông suốt rõ ràng tối đa giữa cấp liên bang và khu vực.

Những vụ bổ nhiệm “trúng”

Giới chuyên gia còn ghi nhận tính chất “trúng đích” của các quyết định thay đổi nhân sự. Đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Tây-Bắc Nikolay Tsukanov được đánh giá là một nhà quản lý giỏi, bổ nhiệm ông làm toàn quyền của tổng thống sẽ đảm bảo ông phát huy được khả năng điều phối hoạt động của các lãnh đạo cơ sở rất mạnh, hơn là vị trí thống đốc tại một vùng phức tạp như vùng này.

Việc bổ nhiệm người tiền nhiệm của ông Tsukanov là Vladimir Bulavin đứng đầu Cơ quan Hải quan liên bang cũng được xem là “một quyết định logic”. Tại vùng Tây-Bắc, ông Bulavin rất có năng lực định hướng trong các lĩnh vực hải quan và các dòng hàng hải quan chính đi qua vùng này.

Còn ghế lãnh đạo thành phố chiến lược Sevastopol, cảng quân sự chính của Nga và nằm tại bán đảo Crimea đang ngổn ngang các vấn đề hội nhập cần giải quyết, được giao cho người được giới quan sát đánh giá có khả năng thỏa thuận được với giới lãnh đạo địa phương và có đủ kỹ năng xây dựng hạ tầng. Đây thực sự là kỹ năng cần thiết cho thành phố đang không thể khai thác những phương tiện do trung ương cung cấp.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng ra sắc lệnh ngừng chức vụ đối với hai thống đốc khác, trong đó có một người do đang bị điều tra.

Tâm Hằng (P/v TTXVN tại Moskva)
Sự thật đằng sau tin đồn Moskva đã cứu ông Erdogan
Sự thật đằng sau tin đồn Moskva đã cứu ông Erdogan

Hãng tin Iran Fars dẫn nguồn tin ngoại giao của mình tại Ankara tiết lộ chính Nga đã báo cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về âm mưu đảo chính nhà nước hôm 16/7 vừa qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN