Vì sao Hy Lạp không rời bỏ Eurozone?

Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn "The Economist" (Anh) cho rằng, khả năng Hy Lạp rời bỏ khu vực đồng euro (Eurozone) trong vòng hai năm tới vẫn là 40%. Tuy nhiên, hiện cả Hy Lạp và Eurozone thấy rằng, việc Hy Lạp ở lại Eurozone vẫn tốt hơn.

Theo EIU, có một số lập luận thuyết phục ủng hộ việc Hy Lạp tiếp tục ở trong Eurozone:

Thiếu hụt ngân sách
 
Thâm hụt ngân sách cơ bản (cân bằng tài chính chưa tính đến việc trả lãi suất của các khoảng nợ) của Hy Lạp đã giảm từ mức gần 11% GDP năm 2009 xuống còn khoảng 2,6% vào năm 2011. Tuy nhiên, EIU ước tính Hy Lạp chưa thể thặng dư được cho đến cuối năm 2013. Nếu Hy Lạp bị vỡ nợ mất trật tự và rời bỏ Eurozone trong tương lai gần, nước này vẫn chưa thể quay trở lại thị trường tín dụng quốc tế để vay tiền. Tiết kiệm trong nước không đủ để bù đắp khoản thiếu hụt này. Để tính đến việc ra khỏi Eurozone, trước tiên Hy Lạp phải có thặng dự ngân sách cơ bản đủ lớn để có thể đứng vững trước cú sốc khi từ bỏ đồng euro hoặc đối mặt ngay lập tức phải đối mặt với việc cắt giảm lương của các bộ công chức, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp và các chi tiêu công khác.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.


Sự ủng hộ chính thức


Bằng việc vẫn ở trong Eurozone, Hy Lạp sẽ vẫn có sự hỗ trợ tài chính chính thức thông qua gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro (172 tỷ USD), đủ để trang trải việc trả nợ đến cuối năm 2014, giúp giảm khả năng vỡ nợ.

Lo ngại về những thiệt hại kinh tế và tài chính
 
Những thiệt hại này bao gồm cả chi phí liên quan đến việc phát hành đồng tiền mới; lạm phát cao; những khó khăn trong việc nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu (như năng lượng); nguy cơ lĩnh vực ngân hàng sụp đổ cao; lĩnh vực tư nhân phá sản; và yêu cầu đưa ra những biện pháp kiểm soát vốn để tránh việc vốn chạy ra nước ngoài.

Tác động về chính trị

Trong tình huống cực đoan, Hy Lạp có thể đối mặt với khả năng mất tư cách thành viên EU và cùng với đó là các lợi ích như tiếp cận các quỹ cấu trúc EU. Tầng lớp thượng lưu Hy Lạp cũng lo sợ bị mất ảnh hưởng và mất thể diện quốc tế sau khi từ bỏ Eurozone.

Sự ủng hộ rộng rãi đối với đồng euro
 
Mặc dù sự tức giận của dân chúng đối với khắc khổ tài chính và kinh tế suy giảm lan rộng, nhưng các lực lượng chính trị chính và khoảng 2/3 dân chúng vẫn ủng hộ việc Hy Lạp là thành viên của Eurozone.


Đình Thư (p/v TTXVN tại Niu Yoóc)

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN