Những giải thích khác nhau về EEZHai vị chuyên gia Jeff M. Smith và Joshua Eisenman cho rằng, có nhiều cách lý giải khác nhau về quyền của mỗi quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế. Mỹ và hầu hết các nước khác trên thế giới đều xem EEZ giống như vùng biển cả khi tiến hành giám sát các hoạt động quân sự của nước ngoài và “sự cho phép từ các quốc gia ven biển là không cần thiết”. Trái lại, Trung Quốc cho rằng EEZ thuộc lãnh hải của một quốc gia, và do đó các hoạt động giám sát của quân đội nước ngoài phải nhận được sự cho phép của quốc gia ven biển.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. |
Trên thế giới, có 16 quốc gia khác có cùng quan điểm với Bắc Kinh; hơn 7 quốc gia tuyên bố lãnh hải của một nước dài 12 hải lý chứ không phải như quy định trong UNCLOS; ba nước khẳng định chủ quyền đầy đủ của một nước là trong vòng 24 hải lý kể từ vùng tiếp giáp lãnh hải. Những quốc gia đó bao gồm các nước Nam và Đông Nam Á: Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Maldives, Thái Lan và Viet Nam. Tuy nhiên, một số quốc gia đã đưa ra phản đối về mặt ngoại giao khi tàu hải quân Mỹ hoạt động trong vùng EEZ mà không cần sự chấp thuận của nước sở tại, chỉ có Trung Quốc sẵn sàng thách thức các tàu chiến Mỹ trong nhiều trường hợp, đỉnh cao gần đây là vụ liên quan tới tàu USS Cowpen bị tàu của Trung Quốc chặn lại khi đang theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh của Bắc Kinh hoạt động tại Biển Đông tháng 12/2013.
Trung Quốc biện minh cho hành động quấy rồi của mình khi cho rằng các hoạt động giám sát của Mỹ như lập bản đồ định vị dưới nước bằng sóng âm vừa có mục đích khoa học lẫn quân sự, và vì vậy chỉ có thể nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế khi nhận được sự cho phép của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đại úy Raul Pedrozo, Phó Giáo sư thuộc Khoa luật Quốc tế, trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng: “Theo UNCLOS, sự cho phép của các quốc gia ven biển là không cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu hải dương học quân sự và thủy văn trong vùng EEZ”.
Theo phía Mỹ, các thiết bị thu thập dữ liệu hải dương học quân sự có thể tương tự như các phương tiện được sử dụng trong nghiên cứu khoa học biển, và thông tin nhận được trong việc thu thập dữ liệu biển quân sự hoặc nghiên cứu thủy văn cũng có thể nhằm thúc đẩy an toàn hàng hải. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng các hoạt động thu thập thông tin trong vùng EEZ bị cấm theo UNCLOS.
Cuối cùng, Trung Quốc cáo buộc Mỹ áp dụng một cách không công bằng các điều khoản, phản đối việc Mỹ không chấp nhận việc các tàu quân sự Trung Quốc tiến hành các hoạt động trong vùng EEZ của Mỹ. Phía Mỹ cho rằng những cáo buộc này là sai sự thật, vì rõ ràng Trung Quốc tiến hành thường xuyên các hoạt động giám sát của mình trong và xung quanh khu vực EEZ của Nhật Bản.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cho phép tàu Liên Xô hoạt động trong khu vực 200 hải lý mà không bị cấm, miễn là họ tuân thủ luật liên quan tới các hoạt động và xung đột trên biển. Năm 2013, khi sự việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động giám sát quân sự trong vùng EEZ của Mỹ xung quanh đảo Guam và Hawai mà không có sự chấp thuận được tiết lộ, Đô đốc Hải quân Mỹ Samuel Lockear, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi khuyến khích họ đủ khả năng để làm việc đó”.
Trò chơi nguy hiểmMỹ đã lờ đi những cảnh báo của Trung Quốc về các hoạt động giám sát trong khu vực EEZ mà Bắc Kinh tuyên bố và các tàu quân sự, dân sự của Trung Quốc vẫn định kỳ đáp trả với thái độ kiêu khích, liều lĩnh. Đôi khi, Mỹ lờ đi những quấy rối, nhưng đôi khi họ cũng phản ứng lại bằng những tàu được vũ trang. Những tàu giám sát của Mỹ thường bị “quấy rối” bởi máy bay tuần tra bờ biển Trung Quốc như Y-12, các tàu tuần tra hải quân Trung Quốc hoặc các tàu cá đi ngang khiêu khích các tàu Mỹ. Họ muốn truyền tải một thông điệp là nhiệm vụ của các tàu Mỹ ở đây là bất hợp pháp và nên rời khỏi vùng EEZ của Trung Quốc. Thỉnh thoảng, các tàu khu trục loại nhỏ hoặc các tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc đe dọa hoặc theo dõi các tàu của Mỹ trong nhiều ngày.
Tàu chiến Mỹ, Trung suýt va chạm trên biển Đông. |
Các tàu cá Trung Quốc nhiều khi tìm cách tiếp cận với các tàu giám sát của Mỹ. Trong một vụ đụng độ nguy hiểm năm 2009, tàu USS Impeccable đã buộc phải sử dụng vòi rồng đối với tàu cá Trung Quốc vì nó đã cố gắng phá hỏng hệ thống định vị dưới mặt nước bằng sóng âm của tàu Impeccable bằng một cái móc sắt.
Hầu hết các cuộc đối đầu đã xuất hiện ở Biển Đông và biển Hoa Đông giữa Mỹ và Trung Quốc đều liên quan đến các tàu thuộc Chương trình Nhiệm vụ Đặc biệt của Hải quân Mỹ, tiến hành các hoạt động hải dương học, giám sát dưới nước, nghiên cứu thủy văn, nghiên cứu sóng âm và theo dõi tên lửa. Hải quân Mỹ cũng tiến hành những hoạt động tự do hàng hải trong và xung quanh vùng mà Trung Quốc tuyên bố là vùng EEZ. Những hoạt động trên của Mỹ “liên quan tới những đơn vị hải quân quá cảnh tại những khu vực tranh chấp nhằm tránh tạo ra tiền lệ rằng cộng đồng quốc tế đã chấp nhận những tuyên bố trái luật của Bắc Kinh”.
Thái độ ứng xử
Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Phòng Phong Huy (phải) và Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey tại Lầu Năm Góc. |
Kiểm tra các đường ranh giới và thiết lập hiện trạng mới được xác định là một đặc điểm mới trong thái độ thách thức đối với bên ngoài của Trung Quốc từ năm 2009. Khi Mỹ và các quốc gia khác mất đi sức mạnh trên bàn đàm phán, như trường hợp của Philippines với bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu của mình. Tuy nhiên, tại những nơi mà Mỹ tỏ rõ quyết tâm, một lựa chọn “khôn ngoan” của Bắc Kinh là tránh đối đầu.
Năm 2010, sau vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc, Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ về việc gửi tàu sân bay USS George Washington đến để tiến hành cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ở vùng biển Hoàng Hải. Vài ngày sau, cuộc tập trận chung vẫn diễn ra bất chấp sự phản đối từ phía Bắc Kinh. Hiện nay, hàng không mẫu hạm Mỹ đã tiến hành tập trận ở biển Hoàng Hải nhiều lần và càng ngày Bắc Kinh càng ít phản đối hơn. Khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) vào cuối năm 2013, ngay lập tức Mỹ cho 2 máy bay ném bom chiến lượng B-52 bay qua mà không cần chú ý tới thái độ của Bắc Kinh. Mỹ đã, và phải tiếp tục, tiến hành các hoạt động giám sát trong vùng EEZ của Trung Quốc bất chấp thái độ phản đối của nước này.
Trong khi xúc tiến xây dựng hoàn thiện cơ chế giải quyết xung đột và tăng cường mối quan hệ với Hải quân Trung Quốc, Washington tiếp tục nhấn mạnh, thái độ của Mỹ không phải là sợ hãi, đe dọa, ép buộc hay coi thường lực lượng hải quân và cảnh sát biển của Trung Quốc, mà chỉ là để duy trì các hoạt động giám sát, tuần tra và các hoạt động hàng hải đã được lên kế hoạch. Đây không chỉ là trong khuôn khổ những lợi ích của Mỹ, mà còn được luật pháp quốc tế thừa nhận. Liệu rằng Mỹ có chấp nhận cách lý giải về UNCLOS của Trung Quốc, và liệu các tàu của Mỹ có bị cấm hoạt động tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ của mình (tàu quân sự Mỹ hiện đang hoạt động tại 1/3 diện tích các vùng EEZ trên thế giới - khoảng 102 triệu trong tổng số 335 triệu km2). Kết quả này là không thế chấp nhận được đối với Mỹ và đồng minh, và với cả những người lập ra UNCLOS.
Xem kỳ 1 tại đây
Công Thuận(I.N)