Căng thẳng ở biên giới Ukraine đang dẫn đến những lo ngại về tính an toàn của 15 lò phản ứng điện hạt nhân, cung cấp khoảng 50% nhu cầu năng lượng của Ukraine, hiện nằm ở 4 địa điểm trên lãnh thổ nước này. Nếu bị tấn công, các cơ sở phản ứng hạt nhân nói trên có thể trở thành một mỏ phát phóng xạ.
Các nhà máy điện là mục tiêu phổ biến trong xung đột hiện đại, vì việc phá hủy chúng sẽ hạn chế khả năng tiếp tục chiến đấu của một quốc gia. Nhưng lò phản ứng hạt nhân không giống như các nguồn năng lượng khác. Chúng chứa một lượng lớn chất phóng xạ, có thể được giải phóng theo bất kỳ cách nào. Ví dụ: một không kích bằng bom hoặc pháo có thể phá vỡ tòa nhà bảo vệ của lò phản ứng hoặc cắt đứt các đường dẫn chất làm mát quan trọng giữ cho lõi của nó ổn định. Ngoài ra, một cuộc tấn công mạng cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của nhà máy. Chưa kể việc làm gián đoạn nguồn điện ngoại vi mà các nhà máy hạt nhân sử dụng để duy trì hoạt động.
Nếu lõi lò phản ứng nóng chảy, khí gây nổ hoặc các chất thải phóng xạ sẽ thoát ra khỏi cấu trúc ngăn chặn. Khi đi vào trong bầu khí quyển, các chất phóng xạ này sẽ văng xa trên hàng nghìn kilomet, thải ra các nguyên tố phóng xạ rất độc hại.
Chưa hết, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng có thể gây ra sự tàn phá nặng nề hơn nữa nếu các kho chứa chúng bị đốt cháy.
Hậu quả với sức khỏe của bụi phóng xạ sẽ phụ thuộc vào dân số bị phơi nhiễm và độc tính của các nguyên tố phóng xạ. Diễn đàn Chernobyl của Liên hợp quốc ước tính rằng thảm hoạ nguyên tử ở Chernobyl, Ukraine năm 1986 gây ra 5.000 ca tử vong do ung thư trong vòng 50 năm. Một số nhóm môi trường còn cho rằng con số này thấp hơn nhiều so với con số có thể xảy ra. Trên thực tế, hàng ngàn ca ung thư tuyến giáp đã xuất hiện trong những năm ngay sau thảm hoạ.
Giữa một đại dịch đã cướp đi hàng triệu sinh mạng, số ca tử vong do sự cố lò phản ứng có thể không gây chú ý. Nhưng đó sẽ là một sự hiểu sai rủi ro một cách thiếu trách nhiệm. Còn nhớ, để giảm ảnh hưởng của phóng xạ sau thảm hoạ Chernobyl, chính quyền Liên Xô cũ đã phải di dời hàng trăm nghìn người và loại bỏ những vùng đất nông nghiệp và rừng rộng lớn khỏi sản xuất trong nhiều thập kỷ.
Ở khu vực trong và xung quanh lò phản ứng gặp sự cố, 600.000 người, bao gồm cả nhân viên dân sự và quân sự, đã được triển khai để dọn dẹp địa điểm. Các kỹ sư đã xây dựng một "cỗ quan tài" khổng lồ trên tòa nhà lò phản ứng để bao bọc các chất thải. Hàng triệu người đã bị tổn thương tâm lý và khoảng 7 triệu người nhận tiền bồi thường do thảm hoạ.
Nguy cơ lớn nhất với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Nếu chiến tranh xảy ra, cuộc chiến sẽ cận kề. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia chỉ nằm cách "tiền tuyến" hiện tại ở vùng Donbass 120 km và nằm trên bờ đông khó bảo vệ của sông Dnepr. Ngoài những hiểm họa về địa lý, nhà máy điện cung cấp khoảng 1/4 tổng công suất điện của Ukraine. Với tầm quan trọng của điện, các nhà quản lý nhà máy sẽ miễn cưỡng đóng cửa nó, chỉ đóng lò phản ứng vào phút cuối cùng có thể.
Mặc dù khó xảy ra, hoả lực bắn phá trực tiếp có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các cấu trúc ngăn chặn của lò phản ứng. Mặc dù bản thân các cấu trúc của lò phản ứng rất mạnh, nhưng chiến tranh có thể giết chết các nhân lực chủ chốt và phá hủy các cấu trúc chỉ huy và điều khiển, các cảm biến giám sát hoặc cơ sở hạ tầng làm mát lò phản ứng quan trọng.
Và, với tư cách là một nhà máy điện đang vận hành, các lò phản ứng không phải là mối đe dọa duy nhất. Các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng đang nằm trong các bể làm mát cũng là mối nguy hiểm lớn, trong khi số nhiên liệu phóng xạ cũ hơn nằm trong 167 thiết bị chứa nhiên liệu đã qua sử dụng của địa điểm này.
Khi một cuộc xung đột qua đi, Ukraine sẽ còn phải gánh chịu những hậu quả kéo dài như sau bất kỳ vụ tai nạn hạt nhân nào. Như thảm hoạ Chernobyl đã chứng minh, họ sẽ không đơn độc khi bức xạ phóng xạ không tuân thủ bất kỳ đường biên giới quốc gia nào.
Lò phản ứng hạt nhân trong các cuộc xung đột trên thế giới
Trước bài học từ thảm hoạ Chernobyl, các bên tham gia xung đột thường tránh tấn công vào các lò phản ứng đang vận hành. Israel đã tấn công các nhà máy nghi có vũ khí hạt nhân của Syria, Iraq, và Iraq đã từng bắn phá hai lò phản ứng ở Bushehr, Iran, trong cuộc chiến vào những năm 1980. Nhưng trong những vụ tấn công đó, các nhà máy này vẫn đang được xây dựng, chưa được cung cấp vật liệu hạt nhân.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp các cuộc tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động đã được tính đến: Serbia từng cân nhắc tấn công nhà máy điện hạt nhân Krsko của Slovenia ngay từ đầu trong Chiến tranh Balkan; Azerbaijan định tấn công nhà máy Metsamor của Armenia trong cuộc chiến năm 2020.
Tệ hơn, có những vụ việc mà chỉ nhờ may mắn mà thảm hoạ đã được tránh, chứ không phải nhờ những cái đầu lý trí. Trong số này có thể kể đến vụ tấn công bằng tên lửa Scud thất bại của Iraq vào lò phản ứng vũ khí Dimona của Israel ở cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1; và cuộc không kích của Mỹ nhằm vào một lò phản ứng nhỏ thuộc Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Tuwaitha, Iraq ở ngoại ô Baghdad trong cuộc cuộc xung đột đó.
Một trường hợp điển hình là vụ đánh bom đập Tabqa do khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát ở Syria ngày 26/3/2017. Với độ cao 18 tầng và chứa một hồ chứa dài 25 dặm trên sông Euphrates, con đập nếu bị phá hủy sẽ khiến hàng chục nghìn người vô tội ở hạ nguồn chết đuối. Tuy nhiên, lệnh “cấm xâm phạm” đã bị vi phạm, và các phi công Mỹ đã tấn công con đập này. Một lần nữa may mắn đã giúp tránh được thảm hoạ: quả bom phá boong-ke mà quân đội Mỹ thả xuống đã không phát nổ.