NATO sẽ can dự toàn diện vào xung đột Biển Đông?

Bên cạnh tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật và vấn đề Triều Tiên, xung đột Biển Đông rất có thể trở thành nhân tố tiềm tàng lôi kéo sự can dự của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hiện nay, NATO đã tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ cầm đầu tại Afghanistan. Tuy nhiên, phạm vi can dự của NATO tại châu Á có thể sẽ được mở rộng.

Nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công hoặc Mỹ bị cuốn vào xung đột từ tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật, NATO rất có thể sẽ có hành động cần thiết theo quy định của điều 5 trong Hiến chương của khối quân sự này về việc thực thi quyền phòng vệ tập thể.

USS Peleliu cập bến Hong Kong hồi tháng 4/2013. Ảnh: Internet.


Nhận định trên được tạp chí “Kanwa Defense Review” đưa ra trong một bài viết đăng trên số tháng 8/2013 cùng với việc cho rằng một cuộc xung đột khác ở châu Á mà NATO rất có thể sẽ phải can dự là Biển Đông.


Theo “Kanwa Defense Review”, hiện nay, hai nước thành viên NATO là Anh và Mỹ liên tục can dự vào tình hình khu vực Biển Đông. Anh và một quốc gia Đông Nam Á bên bờ Biển Đông là Malaysia còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước Phòng thủ chung 5 nước, gồm: Singapore, Australia, Malaysia, New Zealand và Anh.

Cùng với hôm Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen thăm Nhật Bản (vào tháng 4/2013), tàu đổ bộ cỡ lớn USS Peleliu vốn thuộc Hạm đội 5 của hải quân Mỹ đã tới cập bến cảng Ocean Terminal trong chuyến thăm Hong Kong 4 ngày và chính thức gia nhập Hạm đội 7.

Một chiếc tàu đổ bộ cùng lớp Tarawa với USS Peleliu đã được bố trí ở Nhật Bản. Điều này có nghĩa năng lực tác chiến đổ bộ của hải quân Mỹ tại vùng biển Tây Thái Bình Dương đã được tăng cường đáng kể.

Như vậy, theo tạp chí “Kanwa Defense Review”, xu thế chiến lược ở Biển Đông đã hé lộ về đại thể, Mỹ-Anh, Australia và Nhật Bản có khả năng bắt tay để ngăn chặn Trung Quốc.

Một khi xung đột (ở Biển Đông) nổ ra, hai nước NATO là Anh và Mỹ sẽ can dự trước và khối NATO sẽ có căn cứ pháp luật lớn hơn để can dự toàn diện.


Lê Minh
Kịch bản thực thi quyền phòng vệ tập thể của NATO ở châu Á
Kịch bản thực thi quyền phòng vệ tập thể của NATO ở châu Á

Vì điều khoản phòng vệ tập thể, Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khó có thể đứng ngoài xung đột vũ trang ở châu Á mà Mỹ hoặc Anh bị cuốn vào. Vấn đề đáng quan tâm chú ý là NATO sẽ chi viện bằng cách nào?

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN