Kịch bản nào cho việc ngừng leo thang căng thẳng ở Ukraine?

Trong khi cả Nga và phương Tây đang kêu gọi chính quyền lâm thời Kiev và người biểu tình kiềm chế để làm dịu căng thẳng đang bùng phát trở lại ở phía đông nước này, thì mỗi bên lại có quan điểm khác nhau trong việc đưa ra các biện pháp phù hợp để đạt được mục đích trên. Vậy, những lựa chọn nào có thể giải quyết bế tắc và tình hình sẽ được cải thiện thế nào?

Làm dịu căng thẳng trong những ngày này dường như là những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong các giới chức chính trị gia quốc tế, nhưng đồng thời nó lại rất khó trở thành thực tế. Lý do là vì có sự khác biệt về cách đánh giá cuộc khủng hoảng Ukraine từ các bên liên quan. Những kịch bản có thể sẽ phụ thuộc vào việc các bên hiểu các biện pháp làm dịu căng thẳng thực sự ở Ukraine hiện nay như thế nào.

Phương Tây muốn Nga ngừng làm leo thang căng thẳng khi cáo buộc Moskva đang đứng đằng sau, kích động các vụ biểu tình ly khai ở dân tộc Nga và người nói tiếng Nga phía đông Ukraine. Trong khi đó, Nga cho rằng những bất ổn hiện nay là sự phản ứng của người dân đối với sự leo thang của chủ nghĩa dân tộc và chống Nga ở Kiev. Moskva coi đó là quyền lợi chính đáng của người dân địa phương trong khi chính quyền lâm thời ở đây bắt đầu tiến hành các chiến dịch đàn áp mạnh mẽ người biểu tình. Vì vậy, như Tổng thống Putin đã nói với Thủ tướng Merkel qua điện thoại, ngừng leo thang căng thẳng ở đây đồng nghĩa với việc thiết lập lại các cuộc đàm phán hòa bình và mang tính xây dựng.

Binh sĩ Ukraine triển khai ở khu vực phía đông.


Rõ ràng là, Kiev hiện đang bị kẹt giữa ảnh hưởng từ tất cả các bên, Vladimir Zharikhin, Phó Giám đốc Viện Cộng đồng các quốc gia độc lập cho biết. "Nếu những quyết định làm dịu căng thẳng được đưa ra từ Tổng thống và Thủ tướng tạm quyền Ukraine, ông Turchynov và Yatsenyuk, một cách độc lập, sẽ dễ dàng hơn để đưa ra một kịch bản có thể cho của sự phát triển trong tương lai. Nhưng họ đang chịu áp lực từ Washington, Brussels, Moskva và thậm chí cả Maidan. Rất khó để đưa ra một quyết định nào trong hoàn cảnh như vậy", ông Zharikhin chia sẻ.

Theo ông Zharikhin, tình hình cấp bách ngay lúc này là phải ngăn chặn tình trạng bất ổn ở phía Đông, nhưng điều này sẽ chỉ được quyết định bởi chính các bên liên quan ở trong nội bộ Ukraine. Và nếu nó biến thành đổ máu, Nga sẽ không có lựa chọn nào khác là phải can thiệp. Nhưng, Steven Eke, chuyên gia phân tích cao cấp tại Control Risks, một công ty tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực an ninh quốc tế, cho rằng đây là một kịch bản ngoài dự kiến. Một sự can thiệp quân sự toàn diện của Nga ở phía đông Ukraine sẽ dẫn đến một cuộc xung đột dân sự, chia cắt Ukraine và có lẽ sẽ đòi hỏi sự can thiệp của quốc tế để giải quyết.

Tuy nhiên, Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Endowment về Hòa bình Quốc tế Moskva lại nhận định: "Vào lúc này, Nga không có ý định đưa quân vào phía đông nam Ukraine. Kiev đang đứng trước một tình thế khó xử: sử dụng vũ lực và có thể dẫn đến đất nước chia rẽ, hoặc đứng nhìn một cách thụ động về sự leo thang và mất kiểm soát phía đông nam".

Phương Tây có lẽ cũng lo ngại về vấn đề trên không kém so với Kiev. "Mới đây, Crimea đã độc lập để sáp nhập Nga. Giờ Kiev và phương Tây phải tìm cách bảo vệ phần phía đông của Ukraine", Judy Dempsey, Tổng biên tập của Tạp chí Chiến lược châu Âu viết.

Ông Zharikhin cho rằng các nhà chức trách ở Kiev đang "tiến thoái lưỡng nan giữa đàm phán và sử dụng lực lượng dưới áp lực của phương Tây và Maidan, vì họ hiểu sự nguy hiểm và vô ích của những hành động đó". Do đó, ông Zharikhin nói, bây giờ chúng ta đang nhìn thấy một cuộc biểu tình của lực lượng chứ không phải là sử dụng vũ lực và có lẽ hành động sử dụng lực lượng chỉ là một mưu mẹo để làm chệch hướng các cuộc đàm phán Geneva giữa Nga, Mỹ, EU và Ukraine.

Chuyên gia Dmitry Trenin thì nhận định vẫn còn cơ hội để ngăn chặn một cuộc nội chiến lộn xộn giữa các bên. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ có thể được sử dụng khi các bên trong và ngoài Ukraine nâng cao trách nhiệm của mình. Mỹ, châu Âu, Nga, Ukraine cần phải ngồi lại với nhau để thảo luận các bước khẩn cấp nhằm phục hồi kinh tế, tài chính, năng lượng, thương mại trong một khuôn khổ hiến pháp mới nhằm giúp Ukraine cân bằng cả trong nội bộ và các mối quan hệ quốc tế của mình. Một thất bại chung trong vấn đề này sẽ biến Ukraine thành một quốc gia thất bại hoặc một chiến trường cho một cuộc đối đầu mới.

Kịch bản có thể xảy ra nhất, theo Steven Eke, là Ukraine vẫn là một đất nước không ổn định trong dài hạn, với một tổng thống thân EU/phương Tây và chính phủ lên nắm quyền sau ngày 25/5 tới. Nga không đưa quân vào phía đông Ukraine, nhưng mối quan hệ giữa Kiev với Moskva sẽ gặp khó khăn. Tăng trưởng kinh tế Ukraine sẽ giảm đi, gặp khó khăn do nợ nước ngoài lớn và đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sút. Những vấn đề xã hội ở Ukraine, bao gồm cả việc chia rẽ dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, tiếp tục làm suy yếu sự toàn vẹn của đất nước.

Như một sự thay thế đáng tin cậy, một chính quyền Ukraine gần gũi với Nga thực sự có thể dẫn đến sự ổn định lâu dài hơn bằng cách loại bỏ các nguyên nhân trực tiếp tình trạng bất ổn ở phía đông hiện nay. Trong kịch bản ít có khả năng này, Ukraine vẫn sẽ duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga, trong khi vẫn có thể có quan hệ kinh tế với EU.


Công Thuận
(RBH)

Nga xác nhận triển khai quân gần biên giới Ukraine
Nga xác nhận triển khai quân gần biên giới Ukraine

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/4 xác nhận Nga đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực biên giới giáp Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN