Giải mã lý do giá vàng tăng vọt sau các quyết định thuế quan của Tổng thống Trump

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp đặt các mức thuế quan mới, thị trường toàn cầu đã trở nên hỗn loạn.

Chú thích ảnh
Vàng miếng được bày bán tại Sàn giao dịch vàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Một số loại hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn - điển hình là giá vàng, trong khi giá trị của các đồng tiền khác lại giảm sút. Trong bối cảnh này, vàng lại một lần nữa nổi lên như một tài sản trú ẩn an toàn. Tại sao giá vàng lại tăng vọt trong những ngày gần đây và liệu có những tài sản nào khác cũng hưởng lợi từ sự bất ổn này?

Giá vàng tăng mạnh: Nguyên nhân và tình hình hiện tại

Sau các động thái kinh tế mạnh mẽ và những phát biểu gây tranh cãi của Tổng thống Trump, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục. Điều này phản ánh sự gia tăng nhu cầu tìm kiếm các tài sản an toàn trong bối cảnh bất ổn. Việc xuất khẩu vàng cũng cho thấy rõ ràng xu hướng này, khi các nhà đầu tư tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn.

Ngày 10/2 vừa qua, giá vàng đã vượt mức 2.900 USD/ounce lần đầu tiên và ngày hôm sau, giá vàng còn đạt mức cao mới trên 2.942 USD/ounce. Đây là mức giá kỷ lục, cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của vàng trong thời kỳ bất ổn.

Tài sản an toàn

Trong hàng nghìn năm qua, vàng luôn được coi là tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn. Không giống như tiền tệ có thể mất giá do lạm phát hoặc in quá mức, vàng có xu hướng duy trì giá trị theo thời gian nhờ tính khan hiếm và ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm hữu hình. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), vàng là tài sản thanh khoản cao, không có rủi ro tín dụng, khan hiếm và trong lịch sử, vàng vẫn giữ nguyên giá trị qua các thời kỳ bất ổn.

Chú thích ảnh
Trang sức vàng được trưng bày tại Cairo, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN

Lịch sử cho thấy rằng vàng thường tăng giá trong những thời kỳ khủng hoảng. Vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng nhà ở tại Mỹ bùng phát, giá vàng đã vượt mốc 1.000 USD/ounce và tiếp tục tăng lên mức cao nhất gần 1.900 USD vào năm 2011, khi thế giới đối mặt với hậu quả của khủng hoảng tài chính. Gần đây nhất, bất ổn từ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã đẩy giá vàng lên mức 2.070 USD/ounce vào tháng 3/2022, sau khi tăng từ 1.910 USD chỉ một tháng trước đó.

Vàng tăng giá trong lịch sử

Có thể thấy rằng, lịch sử đã giúp hình thành nhận thức của công chúng rằng vàng là một tài sản an toàn, nhờ vào khả năng duy trì giá trị qua các thời kỳ bất ổn kinh tế và tài chính.

Đầu năm 2008, khi giá vàng lần đầu vượt mốc 1.000 USD/ounce, cuộc khủng hoảng nhà ở tại Mỹ đã xảy ra. Giá vàng đã giảm trong thời gian ngắn trước khi ổn định và sau đó bắt đầu tăng. Đến tháng 9/2011, vàng đạt mức cao kỷ lục khoảng 1.900 USD/ounce, khi thế giới vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính.

Gần đây, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022 đã tạo ra một làn sóng bất ổn trên thị trường toàn cầu, kéo theo sự tăng vọt của giá dầu và các hàng hóa khác, đồng thời làm dấy lên nỗi lo ngại về lạm phát. Chỉ trong vòng một tháng, từ mức 1.910 USD/ounce vào tháng 2, giá vàng đã tăng mạnh lên 2.070 USD/ounce vào tháng 3 cùng năm.

Động cơ cho sự tăng trưởng của vàng

Chú thích ảnh
Trang sức vàng được bày bán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 10/2, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh quan trọng, khôi phục mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và tăng thuế đối với nhôm lên 25%, từ mức 10% trước đó. Ông cũng loại bỏ các miễn trừ thuế và các thỏa thuận thuế quan với một số quốc gia, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về sự xáo trộn trên thị trường toàn cầu. Điều này đã làm tăng nhu cầu tìm đến vàng như một tài sản an toàn.

Theo số liệu của chính phủ, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 49 tỷ USD thép và nhôm vào năm 2024.

Ông Trump khẳng định: “Quốc gia của chúng ta cần thép và nhôm được sản xuất ngay tại Mỹ, chứ không phải ở nước ngoài. Chúng ta cần phải tự sản xuất để bảo vệ tương lai của đất nước mình”.

Đây là lời lặp lại những tuyên bố mà ông từng đưa ra trước đây đối với các quốc gia láng giềng như Canada và Mexico, khi đe dọa áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia này.

Mặc dù thuế thép và nhôm sẽ được áp dụng đối với Canada và Mexico - những quốc gia cung cấp chủ yếu các mặt hàng này, ông Trump đã tạm hoãn kế hoạch áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ hai quốc gia láng giềng này. Tuy nhiên, ông đã quyết định áp mức thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ông Trump tuyên bố: “Đã đến lúc các ngành công nghiệp lớn của chúng ta quay trở lại Mỹ. Chúng tôi muốn họ quay trở lại Mỹ”.

Chú thích ảnh
Tổng thống Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Theo Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế Mỹ, Canada là nhà cung cấp thép lớn nhất cho nước này, đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu nhôm lớn nhất, tiếp theo là Mexico, Brazil, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản. Các quốc gia cung cấp nhôm lớn khác bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế Mỹ, nhà cung cấp thép lớn nhất cho là Canada. Canada cũng là nước xuất khẩu nhôm lớn nhất, tiếp theo là Mexico, Brazil, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản.

Các nhà cung cấp nhôm lớn khác bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Hàn Quốc và Trung Quốc.

Mỹ đang nhập khẩu khoảng 1/4 lượng thép mà họ sử dụng

Phản ứng toàn cầu

Các quốc gia và chuyên gia đã chỉ ra rằng những hành động và phát biểu của ông Trump đã gây ra sự biến động lớn trên thị trường kinh tế toàn cầu.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Paris, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chỉ trích mức thuế quan này là “hoàn toàn vô lý”. Ông cho biết: “Chúng tôi là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ, và nền kinh tế của chúng tôi có sự gắn kết sâu sắc. Thép và nhôm của Canada được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ, từ quốc phòng, đóng tàu đến sản xuất, năng lượng và ô tô”.

Ông cũng khẳng định rằng phản ứng của Canada sẽ “kiên quyết và rõ ràng”, đồng thời cam kết bảo vệ người lao động và các ngành công nghiệp của Canada.

Châu Á cũng tỏ ra lo ngại. Trung Quốc, sau các mức thuế trước đây của ông Trump, đã áp đặt thuế quan đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm than và dầu thô. Nhà phân tích Katrina Yu của tờ Al Jazeera nhận định đây là một lời cảnh báo đối với Washington.

Ông Gabriel Wildau, Phó chủ tịch cấp cao của công ty tư vấn Teneo, cho rằng các mức thuế mới nhất có thể chưa dẫn đến chiến tranh thương mại, nhưng chúng là bước đi đầu tiên hướng tới điều đó.

“Các đối tác thương mại của Mỹ ở châu Âu và châu Á chắc chắn sẽ trả đũa, và sự trả đũa này có thể diễn ra dưới hình thức thuế quan nhắm vào các ngành cụ thể”, ông nói.

Những thay đổi kinh tế nào khác đã xảy ra?

Với những chính sách thuế quan của Tổng thống Trump, không chỉ giá vàng mà nhiều yếu tố kinh tế khác trên toàn cầu cũng bị ảnh hưởng.

Nỗi lo ngại các mức thuế quan của ông Trump, cùng với chính sách cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định, sẽ dẫn đến lạm phát gia tăng và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải duy trì lãi suất cao, đã làm đồng USD mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền khác.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất thép Trung Quốc giảm từ 0,145% đến 2,62%, trong khi giá quặng sắt, nguyên liệu chính trong sản xuất thép, đã mất đà tăng ban đầu và giảm xuống, do lo ngại rằng tác động từ thuế quan sẽ lấn át những vấn đề gián đoạn nguồn cung do thời tiết tại Australua.

Hôm 12/2, thị trường chứng khoán và tài chính ở khu vực châu Á đã gặp khó khăn. Các nhà giao dịch đang hết sức thận trọng và theo dõi sát sao các động thái tiếp theo của Tổng thống Trump, đặc biệt là những quyết định về thuế quan và chính sách kinh tế, vì chúng có thể tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. 

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo Al Jazeera)
Giá vàng hạ nhiệt trước thời điểm Mỹ công bố báo cáo lạm phát
Giá vàng hạ nhiệt trước thời điểm Mỹ công bố báo cáo lạm phát

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch chiều 12/2 sau khi đạt mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN