Đằng sau động thái đối phó mới của Mỹ về hiệp ước New START?

Động thái này sẽ làm tăng đáng kể mức độ bất ổn và nguy hiểm của thế giới.

Chú thích ảnh
Tên lửa Trident II D5 được phóng thử từ một tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ ngoài khơi California vào ngày 26/3/2018. Ảnh: Reuters

Chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin nói với Sputnik rằng quyết định của Washington ngừng cung cấp cho Moskva thông tin quan trọng liên quan đến các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang gửi đi một tín hiệu đáng lo ngại.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo trong tuần qua rằng kể từ ngày 1/6, họ sẽ ngừng cung cấp cho Nga một số thông báo cần thiết theo yêu cầu của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START).

Thông báo được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington sẽ ngừng cung cấp cho Nga thông tin gồm dữ liệu được thu thập từ xa về đường bay của tên lửa, về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ. Dữ liệu mà Mỹ không cung cấp cũng bao gồm các cập nhật về trạng thái hoặc vị trí của các tên lửa và bệ phóng chịu trách nhiệm theo hiệp ước. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xem xét thu hồi thị thực hiện có đối với các thanh sát viên và thành viên đoàn bay của Nga theo Hiệp ước New START.

Nhưng tại sao đến bây giờ Mỹ mới sử dụng các biện pháp này?

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "các biện pháp đối phó" nói trên được áp dụng để trả đũa việc Nga tạm thời đình chỉ hiệp ước New START.

Nhưng chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin cho rằng: “Bởi vì Mỹ thực sự đã khơi mào cuộc chiến chống lại Nga”. Ông nói thêm: "Họ xé bỏ tất cả các thỏa thuận trước đây và những điều mà Mỹ không cần: hiệp ước ABM, Hiệp ước về bầu trời mở và một số thỏa thuận khác, trong đó nói chung, bằng cách này hay cách khác tạo thành một gói duy nhất. Mỹ chỉ để lại cho họ những gì có lợi cho họ, cụ thể là thông báo về tình trạng và vị trí của các lực lượng tên lửa hạt nhân của chúng tôi."

Động thái trên ảnh hưởng ra sao đến Nga và Mỹ

Các biện pháp đáp trả gần đây của Washington có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, theo chuyên gia Shurygin.

Ông giải thích: "Sau khi người Mỹ từ chối cung cấp thông tin cho chúng tôi, họ cũng sẽ không có thông tin của chúng tôi theo cách tương tự. Điều này sẽ làm tăng đáng kể mức độ bất ổn và nguy hiểm của thế giới, bởi vì bây giờ cách tốt nhất chỉ là sử dụng các kênh liên lạc trực tiếp nếu một trong các bên đột nhiên hiểu sai điều gì đó hoặc nhầm lẫn điều này, điều khác".

Chú thích ảnh
Cựu Tổng thống Mỹ Obama và cựu Tổng thống Nga Medvedev khi ký Hiệp ước Prague về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (New START), vào 8/4/2010. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Nga sẽ không ở vị trí bất lợi hơn người Mỹ sau khi các cuộc kiểm tra và chuyển dữ liệu nhạy cảm bị hủy bỏ, theo ông Shurygin.

"Nó không mang lại cho họ bất kỳ lợi thế nào", ông nói. "Hơn nữa, địa lý, kích thước - một đặc điểm địa hình của chúng tôi, bao gồm cả núi và rừng, cho phép chúng tôi nhanh chóng che giấu các hệ thống của mình, đặc biệt là các hệ thống tên lửa di động, hiện là cơ sở của lực lượng hạt nhân chiến lược trên mặt đất. Vì vậy Mỹ sẽ không thể kiểm soát chúng và sẽ không biết chúng đang ở đâu”.

"Tất nhiên, đối với chúng tôi cũng vậy, sẽ có khó khăn trong trường hợp này, liên quan đến việc các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ được bố trí ở đâu hoặc các máy bay ném bom chiến lược của họ sẽ được đặt ở đâu. Chúng tôi cũng sẽ phải tìm ra điều này với sự giúp đỡ của tình báo và các vệ tinh. Nhưng, tôi xin nhắc lại, đối với người Mỹ, đây còn là một vấn đề lớn hơn, bởi vì họ không có bộ phận cơ động của Lực lượng Tên lửa Chiến lược, lực lượng được đại diện hùng mạnh [ở Nga]. Trước đó, theo hiệp ước, nó không gây ra mối e ngại lớn đối với người Mỹ, bởi vì nó bị giới hạn bởi hiệp ước trong một số khu vực nhỏ nhất định, mà tất cả đều được kiểm soát bởi các thanh sát viên. Họ cung cấp thông tin liên tục về vị trí của chúng, nhưng giờ thì đã hết".

Chú thích ảnh
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga trong một cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng phát xít. Ảnh: National Interest

Tại sao Nga tạm đình chỉ Hiệp ước New START?

Chuyên gia Shurygin giải thích: "Trước hết, chúng tôi đã dừng lại bởi thực tế là Mỹ hoàn toàn trốn tránh việc tuân thủ hiệp ước [START Mới], do thực tế là nó tạo ra những trở ngại theo mọi cách có thể cho việc thực hiện hiệp ước này".

"Người Mỹ thường xuyên đình chỉ thị thực đối với các thanh sát viên của chúng tôi. Người Mỹ thường xuyên chặn các nỗ lực của chúng tôi, bao gồm cả những nỗ lực liên quan đến việc thực hiện thỏa thuận Bầu trời Mở trong các chuyến nghiên cứu của chúng tôi. Và do đó, Nga cũng có một danh sách toàn bộ những thứ không phù hợp với chúng tôi".

"Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi người Mỹ về chủ đề này, nhưng họ đã tránh giải quyết những vấn đề này bằng mọi cách có thể", chuyên gia quân sự Nga tiếp tục.

"Và theo đó, trong trường hợp này, họ chỉ đơn giản sử dụng một phần của thỏa thuận có lợi cho họ, cụ thể là thu thập thông tin chiến lược về vị trí của các lực lượng hạt nhân chiến lược của chúng tôi, về các hoạt động di chuyển của chúng, về bất kỳ vụ phóng, thử nghiệm nào và những thông tin khác. Trên thực tế, họ đã diễn giải những thông tin đó và sử dụng vì lợi ích của họ. Điều này, tất nhiên, không phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi đã cảnh báo, và cho biết tình hình trở nên trầm trọng như thế nào", ông Shurygin cho biết.

New START là một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Nó tiếp nối Hiệp ước Moskva (SORT) hết hạn vào tháng 12/2012; hiệp ước START I hết hạn vào tháng 12/2009; và START II, START III không có hiệu lực.

Vào ngày 21/2/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga đang "đóng băng" việc tham gia New START. Việc đình chỉ đã được ký thành luật vào ngày 28/2. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Nga xé bỏ hiệp ước: Moskva nói rõ rằng họ sẽ tiếp tục tuân thủ các hạn chế định lượng đối với vũ khí tấn công chiến lược và trao đổi thông báo với Washington về các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Trong bài phát biểu hồi tháng 2 trước Quốc hội Nga, ông Putin đã giải thích lý do đằng sau động thái này. Đầu tiên, ông nói đến những nỗ lực của Washington nhằm cải tổ trật tự thế giới sau Thế chiến thứ 2, được các cường quốc đồng minh thống nhất ở Yalta vào tháng 2/1945.

Thứ hai, Tổng thống Nga đề cập đến việc Mỹ đơn phương rút khỏi các hiệp ước vũ khí chiến lược quan trọng; sự mở rộng của NATO về phía biên giới của Nga bắt đầu từ cuối những năm 1990 vi phạm rõ ràng các thỏa thuận miệng trước đó; cũng như việc triển khai các cơ sở tên lửa đạn đạo khổng lồ ở châu Âu dưới vỏ bọc là "mối đe dọa hạt nhân" từ Iran.

Thứ ba, ông Putin chỉ ra thực tế rằng nguyên tắc có đi có lại khi tiến hành kiểm tra lẫn nhau các địa điểm hạt nhân theo New START đã không được Mỹ tuân thủ đầy đủ.

Thứ tư, Tổng thống Nga đặt vấn đề tại sao hai cường quốc vũ trang hạt nhân khác của NATO là Anh và Pháp chưa bao giờ bị ràng buộc bởi New START.

Thứ năm, người đứng đầu Điện Kremlin bày tỏ quan ngại sâu sắc về cam kết của phương Tây nhằm áp đặt một thất bại chiến lược đối với Nga, làm Nga trắng tay và khiến nước này không thể tiến hành các hành động quân sự tích cực trong bối cảnh cuộc xung đột diễn ra ở Ukraine.

Tóm lại, Tổng thống Nga giải thích rằng các tình huống nói trên đã buộc Moskva phải tạm thời ngừng tham gia New START. Tuy nhiên, ông đã nói rõ ràng rằng Moskva sẵn sàng đối thoại về vấn đề này.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Nga nêu điều kiện tham gia trở lại New START
Nga nêu điều kiện tham gia trở lại New START

Theo hãng tin Sputnik, ngày 3/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố điều kiện để nước này nối lại việc thực thi đầy đủ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) là Mỹ từ bỏ "chính sách thù địch" nhằm vào Nga. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN