Cuộc khủng hoảng dân chủ Anh-Mỹ

Tờ “The Financial Times" mới đây đăng bài viết của cây bút xã luận Gideon Rachman với tựa đề "Cuộc khủng hoảng dân chủ Anh-Mỹ", trong đó nhận định việc hai chính đảng lớn của phương Tây là đảng Cộng hòa ở Mỹ và Công đảng ở Anh rơi vào trạng thái "gần suy sụp" đang tạo ra mối đe dọa không nhỏ tới tình hình dân chủ ở cả hai nước.

Tác giả bài viết cho rằng cuộc khủng hoảng trong lòng đảng Cộng hòa (Mỹ) và Công đảng (Anh) có phần tương tự nhau. Sự xuất hiện của ông Donald Trump và Jeremy Corbyn đều có nguy cơ làm tình hình bầu cử của cả hai đảng xấu đi và xa hơn, nó sẽ reo rắc sự chia rẽ cũng như sự xáo trộn về tư tưởng kéo dài trong tương lai. 

Cho dù ông Trump và ông Corbyn chưa bao giờ gây ra sự xáo trộn kiểu này tại Nhà Trắng hay số 10 phố Downing, song chỉ riêng uy lực của họ cũng đã ảnh hưởng tới hệ thống chính trị trên diện rộng. Nền dân chủ thực sự luôn cần một sự đối lập hay phản biện đáng tin cậy để giúp chính phủ đưa ra những lý giải khi đứng trước một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, tại cả Anh và Mỹ, chức năng cơ bản này không còn được thực thi một cách thích đáng như trước đây.

Ông Donald Trump (phải) và ông Jeremy Corbyn.

Tại Anh, những thách thức trong vấn đề đàm phán liên quan đến việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đòi hỏi chính phủ phải nhanh chóng phản biện kịp thời và có trách nhiệm. Chính phủ Anh, dẫn đầu là Thủ tướng Theresa May, gây ấn tượng là Chính phủ có năng lực, một phần do Công đảng đang rối ren. Tuy nhiên, hai tháng đã trôi qua kể từ khi nước Anh bỏ phiếu rời EU hay còn gọi là Brexit, triển vọng chính phủ Anh sẽ giải quyết vấn đề này theo hướng nào vẫn còn khá mơ hồ. 

Hơn thế, các bộ trưởng phụ trách đàm phán liên quan đến Brexit cũng có những xung đột riêng trong quan điểm và người ta cho rằng vào thời điểm này, chính phủ của Thủ tướng May chưa có sự phản biện có sức nặng. Điều đó có thể khiến Thủ tướng Anh khó thực hiện được những ưu tiên của mình trong những vấn đề cốt yếu, như bài toán về vấn đề nhập cư và tiếp cận thị trường EU. Trong khi đó, Công đảng của ông Corbyn chưa làm được điều gì trong số này. Có lẽ do ông Corbyn thực ra là người ủng hộ Brexit hoặc cũng có thể ông không thể làm gì hơn. Nói cách khác, Công đảng chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Tình hình ở Mỹ xem ra còn nghiêm trọng hơn. Chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump khiến người ta bị ám ảnh bởi những gì ông mô tả về bà Hillary Clinton và đảng Dân chủ, dẫn tới việc không nêu bật lên được những vấn đề thực sự vốn “ủ bệnh” trong giai đoạn Chính quyền Tổng thống Obama điều hành đất nước. Hai trong số này được nhắc tới là thảm kịch ở Syria và mối quan ngại rằng kinh tế Mỹ lâu nay phải dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ siêu lỏng. Trong một nền dân chủ hoạt động hiệu quả, những vấn đề này thường nằm ở trọng tâm của các cuộc bầu cử tổng thống, song lại chưa thấy xuất hiện trong các cuộc tranh luận bất tận trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump.

Tưởng như có nhiều điểm khác biệt, song ông Corbyn và ông Trump lại có nhiều tương đồng về chính trị. Hai ông đều muốn tìm kiếm chuẩn mới cho hệ thống chính trị. Cả hai đều giành quyền kiểm soát đảng bằng cách vận động những nhóm ủng hộ mới.

Theo tác giả Gideon Rachman, cả ông Corbyn và ông Trump đều không đưa ra được những ý tưởng mới nào mà hiện chỉ loanh quanh "xào xáo" những ý tưởng cũ. Trên thực tế, cả hai cá nhân này đều có thể chưa bao giờ giành được quyền lực thực sự. Vì lẽ này, sự xuất hiện nổi bật của họ thời gian vừa qua có thể được xem như là một dấu hiệu cho thấy sự “ốm yếu” thực sự của nền dân chủ của Anh và Mỹ.
TTK
Công đảng Anh công bố cương lĩnh tranh cử
Công đảng Anh công bố cương lĩnh tranh cử

Lãnh đạo Công đảng đối lập tại Anh Ed Miliband đã công bố cương lĩnh tranh cử, mở màn tuần công bố cương lĩnh của hàng loạt chính đảng trước thềm tổng tuyển cử.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN