Bốn điểm nóng mới không thể xem nhẹ

Syria, Ukraine, Dải Gaza, Iraq, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, dịch Ebola là những điểm nóng dự đoán còn sẽ kéo dài nhưng bên cạnh đó không thể coi nhẹ những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế khác ảnh hưởng tới tình hình thế giới trong thời gian vừa qua.

Khu vực gần đồi Los Altos, bang California (Mỹ) bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán.


Đầu tiên là sự sụt giảm của giá dầu mỏ. Giá dầu mỏ hồi đầu tháng 9 vừa qua đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự sụt giảm này xuất hiện giữa bối cảnh có những lệnh trừng phạt nặng nề chống lại Nga trong khi cuộc xung đột tại Trung Đông và Ukraine đang tiếp diễn - bối cảnh mà lẽ ra giá dầu mỏ phải tăng.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do cuộc cách mạng năng lượng tại Mỹ đã đạt tới quy mô đủ để có thể định hình lại sơ đồ năng lượng quốc tế, khi Mỹ đã vượt Saudi Arabia và Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Tháng 8/2014, sản lượng dầu của Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1986, trong khi nền kinh tế yếu ớt của thế giới không phát sinh đủ nhu cầu về năng lượng sau đợt khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008. Vì vậy, thời gian tới có thể thế giới sẽ chứng kiến một sự đảo lộn trong trật tự về năng lượng.

Hai là, tình trạng hạn hán tồi tệ nhất xảy ra tại châu Mỹ trong hơn 1 thế kỷ qua. Các bang miền Tây nước Mỹ, Mexico và Trung Mỹ đã trải qua 3 năm với lượng mưa ít kỷ lục và tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài.

Theo cơ quan giám sát hạn hán của Mỹ, 60% bang Califorina đang ở tình trạng “đặc biệt khô hạn”, tình trạng nước thất thoát do thiếu mưa và tuyết đã bao phủ toàn bộ khu vực từ dãy Rocky Mountains tới bờ biển Thái Bình Dương. Nghiên cứu của Đại học California ước tính tình trạng khô hạn hiện sẽ khiến bang này mất 2,2 tỷ USD và 17.000 việc làm.

Trong khi đó, nhiều hiện tượng thiên nhiên cực đoan khác cũng trở nên nghiêm trọng hơn tại các quốc gia khác như Ấn Độ và Pakistan - nơi những trận mưa nhiệt đới trong nửa thế kỷ qua đã khiến ít nhất 420 người thiệt mạng và 47.000 người mất nhà cửa.

Ba là, sự xuống dốc của kinh tế châu Âu. Tình hình kinh tế thời gian qua đã cho thấy sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế khu vực này đã chính thức chững lại. Trong nửa đầu năm 2014, hoạt động kinh tế đã đình trệ tại Pháp đồng thời suy giảm ở Đức và Italy khiến các nhà phân tích lo ngại không biết liệu nền kinh tế Pháp hay Italy sẽ “ra đi” trước.

Bóng ma giảm phát cũng đang đe dọa châu Âu khi sự suy giảm triền miên của giá cả đã đi kèm với mức độ nợ cao một cách nguy hiểm. Giảm phát là một cái bẫy rất khó vượt qua, Nhật Bản là một điển hình khi Tokyo đã phải vật lộn với tình trạng này từ hơn 2 thập niên trở lại đây. Và mùa hè 2014 có thể được nhớ tới là thời điểm mà tình trạng lạm phát lần đầu tiên chạm tới châu Âu.

Bốn là, tháng 8 vừa qua, bà Federica Mogherini đã được bổ nhiệm làm Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về đối ngoại và an ninh, thay thế bà Catherine Ashton. Bà Mogherini sẽ chính thức đảm nhiệm cương vị mới vào tháng 11 tới và sẽ phải đối mặt với các cuộc thương lượng khó khăn về tình hình tại Ukraine, Trung Đông và giải quyết mối quan hệ căng thẳng giữa EU và Nga.

Bà cũng đồng thời điều hành Hội đồng Đối ngoại gồm 27 ngoại trưởng của EU. Tuy nhiên, rất nhiều người nghi ngờ về khả năng của bà Mogherini khi nhà ngoại giao 41 tuổi này chỉ có kinh nghiệm 6 tháng là ngoại trưởng Italy.

Các nhà quan sát cho rằng với việc bổ nhiệm bà Mogherini vào vị trí trên, châu Âu đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng khối này không thực sự quan tâm tới việc có một chính sách ngoại giao chung.

Thay vào đó, châu Âu sẽ để từng nước theo đuổi chương trình nghị sự và đối sách ngoại giao riêng. Dường như giới lãnh đạo châu Âu không hiểu được rằng vị thế của EU đối với thế giới phụ thuộc vào khả năng phối hợp hành động của từng quốc gia thành viên.


Thái Nguyễn(Theo F.A)
Đâu là khúc khải hoàn của Mỹ trong cuộc chiến chống IS?
Đâu là khúc khải hoàn của Mỹ trong cuộc chiến chống IS?

Cho đến thời điểm này, Mỹ vẫn chưa làm rõ hình hài của một chiến thắng trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng rõ ràng, chiến thắng đó sẽ phụ thuộc nhiều vào các sự kiện chính trị tại Syria và Iraq, việc vẫn đang nằm ngoài tầm kiểm soát của nước Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN