Xử lý nợ xấu, VAMC cần sự đồng thuận

Ngày 26/7, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức đi vào hoạt động. Có ý kiến cho rằng, không nên quá trông đợi vào VAMC bởi số vốn điều lệ của doanh nghiệp này không nhiều, trong khi đó số nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam lớn.


Tổng giám đốc VAMC, ông Nguyễn Hữu Thủy (ảnh) đã trả lời báo giới trước những kỳ vọng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), doanh nghiệp và cả người dân đối với VAMC trong quá trình xử lý nợ xấu.



Thưa ông, ngay sau buổi công bố chính thức đi vào hoạt động, VAMC sẽ bắt tay vào việc xử lý nợ ra sao?


Hiện chúng tôi đã có số liệu từng món nợ cụ thể nên VAMC sẽ tiến hành mua nợ ngay theo 2 phương thức. Thứ nhất là mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, sau khi khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng của khoản nợ, bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Phương thức thứ hai là mua nợ xấu của TCTD theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt. Sau khi mua nợ, VAMC sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ. Công ty được thực hiện các hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm, hỗ trợ khách hàng, cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp… Song theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động VAMC thì Công ty VAMC có thể ủy quyền cho các TCTD bán nợ thực hiện một hoặc một số hoạt động trên.

 

Làm th

“Tôi sẽ theo sát VAMC”

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cam kết theo dõi sát sao hoạt động của VAMC để vận hành đúng theo tôn chỉ, mục đích ban đầu. Đại diện NHNN cũng hy vọng VAMC sẽ giải quyết một phần nợ xấu ngân hàng trong năm nay. VAMC không phải "cây đũa thần" đánh tan "cục máu đông" nợ xấu mà chỉ là một trong những giải pháp để xử lý nợ xấu.

ế nào để kiểm soát và tạo đồng thuận trong quá trình mua - bán nợ xấu đối với những TCTD có nợ xấu trên 3% phải bán nợ lại cho VAMC, thưa ông?


Cá nhân tôi cho rằng, không phải TCTD có nợ xấu trên 3% mà ngay cả khi nợ xấu ở mức khác thì TCTD cũng có thể thảo luận để VAMC xử lý nợ. Việc xử lý được nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng nhẹ gánh, phục vụ các doanh nghiệp và nền kinh tế tốt hơn nên VAMC kỳ vọng không phải “ép” mà là cùng thực hiện nhiệm vụ lớn của nền kinh tế. Chính phủ đã đưa ra Đề án tái cấu trúc nền kinh tế và ngân hàng. Trong đó, để cấu trúc hệ thống ngân hàng cần có một đề án tổng thể để xử lý nợ xấu và VAMC là một trong những công cụ để thực hiện việc này. Tuy nhiên, cũng không thể nói một công cụ lại thay thế cho tất cả các công cụ khác được.

 

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, VAMC không phải là “cây đũa thần” bởi công ty chỉ có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, nhưng mục tiêu năm nay là xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu, Đây có là mục tiêu quá sức không, thưa ông?


Đúng là mục tiêu trong năm nay của VAMC sẽ phải xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, vốn điều lệ trên của VAMC hoặc TCTD chỉ là hệ số đảm bảo an toàn thôi chứ trên thực tế không đơn vị nào hoạt động trên chính vốn điều lệ của mình. Ngoài ra, với hình thức hỗ trợ là cho phép phát hành trái phiếu đặc biệt thì Việt Nam cũng không phải là trường hợp duy nhất mà đã có nhiều nước sử dụng hình thức trái phiếu này để giải quyết vấn đề nợ xấu. Đấy là một cách huy động vốn trong trung hạn và ngắn hạn. Trước đây, Malaixia cũng đã dùng hình thức trái phiếu giải quyết vấn đề nợ xấu từ năm 1998 - 2005.

VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN Việt Nam. Công ty có số vốn điều lệ 500 tỷ đồng và theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. Các hoạt động chính của VAMC là: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ.


Trái phiếu Việt Nam có đặc thù riêng và được tin tưởng là công cụ tốt để góp phần giúp VAMC đi vào hoạt động thuận lợi, đạt được kỳ vọng của những nhà quản lý. Mặc dù trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành không do Chính phủ bảo lãnh nhưng Nghị định 53 nêu rõ: Trái phiếu không có chuyển đổi trên thị trường nhưng vẫn là giấy biên nợ của VAMC. Các đơn vị có thể đến NHNN để tái chiết khấu, tất nhiên phải sử dụng vốn có mục đích.


Ngoài ra, vấn đề hoạt động của VAMC không nằm ở vốn mà là sự đồng thuận ở các cấp quản lý từ chính quyền địa phương và đặc biệt là các TCTD. Để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu, NHNN đã chuẩn bị đầy đủ cơ chế rõ ràng, bộ máy nhân lực có kinh nghiệm hoạt động trong vấn đề xử lý nợ của các tổ chức tín dụng.

 

Xin trân trọng cảm ơn ông!


Minh Phương

Thống đốc NHNN: Cơ bản kiểm soát nợ xấu vào 2015
Thống đốc NHNN: Cơ bản kiểm soát nợ xấu vào 2015

Đây là chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trong lễ khai trương hoạt động Công ty Quản lý tài sản (VAMC) sáng nay 26/7, tại Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN