WB đánh giá cao nỗ lực phát triển tài chính bền vững của Malaysia

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới (WB) Tatiana Didier khẳng định, Malaysia đang làm tương đối tốt trong việc phát triển tài chính bền vững và hỗ trợ các khung chính sách so với các nước ASEAN khác.

Chú thích ảnh
Tòa nhà của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington (Mỹ). Ảnh minh họa: AP

Đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế, chuyên gia Didier cho rằng, Việt Nam đang dẫn đầu sự thay đổi trong số 5 nước thành viên ASEAN, đó là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam và một số quốc gia ngang hàng khác. Về vấn đề phát triển tài chính bền vững, theo bà có rất nhiều yếu tố cần thiết.

Phát biểu trước báo giới tại Chương trình Lãnh đạo tài chính Xanh Toàn cầu (GFLP) mở rộng tài chính bền vững ở Đông Nam Á ngày 30/11, bà Didier, người làm việc tại Trung tâm Tài chính Bền vững và Tăng trưởng Toàn diện của WB tại Malaysia, cho biết việc thu hẹp khoảng cách dữ liệu và tăng cường hệ thống thông tin nên là ưu tiên chính sách, trong đó triển khai hiệu quả các nguyên tắc phân loại và tiêu chuẩn công khai, với mục tiêu cuối cùng là triển khai rộng rãi hơn trên toàn thế giới, sang cả lĩnh vực tư nhân.

Bà Didier nói thêm rằng việc công bố thông tin liên quan đến tính minh bạch của thị trường, điều này sẽ cho phép đánh giá rủi ro phù hợp giữa các công ty. Theo bà Didier, mặc dù lãi suất tăng trong bối cảnh áp lực lạm phát, triển vọng tài chính bền vững vẫn thuận lợi khi các nhà hoạch định chính sách gây áp lực lớn để phát triển và kích hoạt các khuôn khổ chính sách.

Theo báo cáo Tháo gỡ tài chính bền vững ở Đông Nam Á (SEA) của WB, các nền kinh tế ASEAN-5 có thị trường tài chính bền vững tương đối phát triển hơn, đặc biệt là Malaysia đang có xu hướng có các khung chính sách hỗ trợ phát triển hơn.

Malaysia đã công bố cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc đối với phân loại thị trường tài chính vào năm 2021, trong đó xem xét tình trạng phát triển kinh tế của chính quốc gia này và giai đoạn đầu áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro khí hậu trong nước, đồng thời điều chỉnh để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn phân loại quốc tế.

Malaysia cũng đã công bố phân loại thị trường vốn được đề xuất (phân loại đầu tư bền vững và có trách nhiệm (SRI) do Ủy ban Chứng khoán ban hành) hiện đang trong giai đoạn tham vấn, bao gồm bốn hạng mục chính – môi trường, quá trình chuyển đổi, xã hội và tính bền vững – nhưng cũng không quy định ngưỡng cụ thể cho các ngành liên quan.

Hằng Linh (TTXVN)
WB kêu gọi các nước giàu tăng đóng góp tài chính chống biến đổi khí hậu
WB kêu gọi các nước giàu tăng đóng góp tài chính chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Thế giới (WB) sẵn sàng đẩy mạnh tài trợ cho các hành động chống biến đổi khí hậu ở những nước nghèo nhất thế giới, song cần các nguồn kinh phí mới từ những nước tài trợ giàu có. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN