Vị trí trung tâm tài chính quốc tế của London lung lay

Lâu nay ngành tài chính luôn mang lại nguồn thu chính cho nước Anh. Tuy nhiên, nếu như London đánh mất vị trí trung tâm của nền tài chính quốc tế do rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), thì họ cũng đánh mất sức mạnh duy nhất còn lại của cường quốc Anh rộng lớn.

Anh có thể mất vị thế trung tâm tài chính của châu Âu. Ảnh: AFP

Theo tờ The Beijing News, ông Brian T. Moynihan, Giám đốc điều hành của Bank of America (Ngân hàng Mỹ), tuyên bố để ứng phó với tình hình bất ổn do Anh rời khỏi EU (Brexit),  Bank of America sẽ chuyển trung tâm dịch vụ ở châu Âu của ngân hàng đến Dublin, thủ đô của Cộng hòa Ireland.

Mặc dù ông Moynihan chưa tiết lộ bao nhiêu người trong số 4.500 nhân viên sẽ được điều đi Dublin, song với tư cách là ngân hàng quốc tế có vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính toàn cầu, việc di dời địa điểm của  Bank of America là một cú sốc đối với kế hoạch “toàn cầu hóa nước Anh” của Thủ tướng Theresa May hậu Brexit, và vai trò trung tâm trong nền tài chính toàn cầu của London đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng.

Thực ra, trước khi  Bank of America tuyên bố chuyển trụ sở, rất nhiều tập đoàn tài chính quốc tế đã khởi động “Phương án dự phòng đối phó với tình trạng khẩn cấp Brexit”: Ngân hàng Barclays và JPMorgan Chase đã lựa chọn Dublin; ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley, Citibank và Nomura Holdings lại lựa chọn Frankfurt. Báo cáo nghiên cứu của công ty kiểm toán Ernst & Young cho thấy tính đến cuối tháng 6, trong số 222 tập đoàn tài chính lớn ở Anh gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán..., có 59 tổ chức tuyên bố kế hoạch chuyển nhân viên và dịch vụ ra khỏi nước Anh, đa số các địa điểm được chọn là Frankfurt, Dublin và Luxembourg.

Các tập đoàn tài chính đua nhau rời khỏi London

Sau khi nước Anh chính thức rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2019, các tập đoàn tài chính tại London nếu muốn tiếp tục bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở 27 nước thành viên EU cần phải xin cấp lại giấy phép kinh doanh, toàn bộ thủ tục có thể kéo dài tới 18 tháng. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với các tập đoàn tài chính vốn luôn coi “thời gian là vàng”. Hơn nữa, phần lớn dịch vụ của các tập đoàn tài chính tại London có liên quan đến đồng euro nên họ không thể tách rời thị trường EU rộng lớn.


Ngoài ra, 44% thị trường xuất khẩu của Anh là các nước EU, 18% thị trường xuất khẩu là các nước ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU. Hậu Brexit, thương mại quốc tế của Anh liệu còn duy trì được mức độ như hiện nay hay không đang là một dấu hỏi lớn. Ngoài ra, dịch vụ tiền tệ còn có quan hệ chặt chẽ với thương mại quốc tế.

Xét về lâu dài, cùng với việc ông Emmanuel Macron nắm quyền Tổng thống Pháp, trục quan hệ Pháp – Đức đang bắt đầu khôi phục ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel khi hội kiến với ông Emmanuel Macron đã bày tỏ có thể tính đến việc thay đổi hiệp ước EU. Điều này có nghĩa là tiến trình hợp nhất tài chính EU rất có thể được khởi động sau cuộc bầu cử Thủ tướng ở Đức, ngoài việc dự kiến xây dựng khu vực đồng euro, cũng không loại trừ khả năng sẽ phát hành trái phiếu khu vực đồng euro. Đây là là một miếng bánh lớn không thể bỏ lỡ đối với các tập đoàn tài chính.

Đến nay, ngành tài chính mỗi năm mang về cho nước Anh 216 tỷ euro tiền thuế, chiếm 12% trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như London đánh mất đi vị trí trung tâm tiền tệ quốc tế do rút khỏi EU thì cũng đồng nghĩa với đánh mất luôn nguồn thu quan trọng trên.
                                                                                 
Tuấn Bùi
Nước Anh sẽ không giảm thuế xuống dưới mức trung bình của châu Âu
Nước Anh sẽ không giảm thuế xuống dưới mức trung bình của châu Âu

Theo Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond, nước này không có kế hoạch giảm thuế xuống quá thấp so với mức trung bình của châu Âu để duy trì lợi thế cạnh tranh sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay được gọi là Brexit, mà muốn duy trì một mô hình kinh tế-xã hội kiểu châu Âu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN