Trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm qua thẻ ATM gặp khó

Đến nay, đã có 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng qua hệ thống bưu điện.

Tại Hội thảo Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng ngày 24/8, Ông Phạm Thanh Du, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết: Đến hết tháng 7/2018, bưu điện đã chi trả bằng tiền mặt khoảng 2,6 triệu người với số tiền khoảng 9,5 tỷ đồng. Tuy nhiên hình thức này cũng đang được nhận định là còn nhiều bất cập.

Theo ông Du, từ tháng 3/2012, Bảo hiểu xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện thí điểm tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu điện tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Phạm Thanh Du, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ảnh: NHNN.

Sau khi tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm, từ tháng 4/2013, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được mở rộng trên địa bàn toàn quốc và đến nay đã có 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng qua hệ thống bưu điện thông qua 2 hình thức: Chi bằng tiền mặt và chi qua ATM.

“Hình thức này được nhận định là còn một số nhược điểm khi ở thành phố lớn, điểm chi trả chủ yếu là đi thuê hoặc mượn, nhân viên chi trả chưa nắm kỹ và cập nhật kịp thời các quy định về chính sách, chế độ BHXH, bảo hiệm tự nguyên nên giải thích thắc mắc của người hưởng chưa đầy đủ, kịp thời. Công tác quản lý người hưởng kết quả chưa cao, tình trạng báo giảm người hưởng hàng tháng cho cơ quan BHXH như: chết, mất tích, chuyển đi nơi khác... một số nơi còn chậm sau 2 đến 3 tháng, do đó còn phải thu hồi số tiền chi sai”, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói.

Còn về hình thức cơ quan bưu điện chi trả qua tài khoản ATM cho người hưởng, việc triển khai rất nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian cho người hưởng nhưng việc quản lý người hưởng qua tài khoản cá nhân của cơ quan bưu điện còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những người hưởng không thường xuyên ở nơi cư trú.

Theo ông Du, hiện vẫn còn một số khó khăn trong công tác chi trả các chế độ BHXH. Về chi trả không dùng tiền mặt, số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước.

Tính đến năm 2017, có khoảng 15%, và đến tháng 2.2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua Tài khoản ATM, tuy nhiên tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh thành phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn.

Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với đối tượng già, yếu, cao tuổi; số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn.

Về chi trả trợ cấp thất nghiệp, Luật Việc Làm và các văn bản hướng dẫn quy định tổ chức BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai trở đi trong thời hạn 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng hiện chưa có sự kết nối thông tin giữa ngành BHXH và cơ quan lao động nên việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Minh Phương/Báo Tin tức
Năm 2019, thị trường thanh toán di động sẽ đón nhận khoảng 200 triệu USD đầu tư
Năm 2019, thị trường thanh toán di động sẽ đón nhận khoảng 200 triệu USD đầu tư

Đây là con số dự báo đầy tiềm năng từ các CEO về thanh toán di động (mobile payment), bởi hình thức thanh toán không tiếp xúc đang trở thành xu hướng mới và không ngừng thúc đẩy Việt Nam hướng đến mục tiêu xã hội không tiền mặt. Chính vì thế, thời gian gần đây cuộc đua thanh toán di động đang ngày càng trở nên sôi động và phát triển mạnh mẽ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN