Tăng liên kết chuỗi cho thị trường lúa gạo

Ngày 12/11, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II). Hội nghị nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB và ông Phạm Hoàng Hà, Chủ tịch HĐTV Vinafood II tại lễ ký kết.


Bảo đảm lợi ích của nông dân, doanh nghiệp

Theo các chuyên gia trong ngành, thời gian qua, cùng với những thành tựu về sản xuất thì cũng bộc lộ những bất cập khiến cho thị trường kinh doanh lúa gạo chưa kịp bắt nhịp với nhu cầu phát triển. Một trong những khó khăn chính là do số lượng lúa sản xuất không đều giữa các vụ trong năm và nhu cầu thị trường thế giới lại “lệch pha” với thời vụ thu hoạch. Trong khi đó, đa số nông dân thu hoạch xong phải bán ngay để chi trả các loại phí theo quy định, chuẩn bị cho vụ sau và các chi phí khác.

Để ổn định thị trường lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp lý của người nông dân, Chính phủ cũng như chính

Liên kết chuỗi nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng và tạo điều kiện cho người nông dân và các thành phần khác nhau liên kết trong quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đến lưu thông, tiêu thụ lúa gạo.

quyền địa phương trong những năm qua đã thực hiện nhiều biện pháp để điều hòa cung cầu, ổn định thị trường. Những biện pháp này đã góp phần quan trọng vào công tác bình ổn thị trường nhưng vẫn chỉ là những biện pháp tình thế. Giới trong ngành cho rằng, cần có sự thay đổi về chất lượng trong chuỗi sản xuất, cung ứng, kinh doanh lúa gạo mà trọng tâm là tạo ra được mối liên kết, liên thông đảm bảo được lợi ích chính đáng của nông dân và các thành phần khác nhau trong quá trình từ sản xuất đến lưu thông, tiêu thụ lúa gạo.

Đến nay, thông qua quá trình sàng lọc của sản xuất, đã dần dần thể hiện rõ sự phân công lao động xã hội trong thị trường lúa. Đó là: nông dân - người trực tiếp sản xuất lúa gạo, các doanh nghiệp tư nhân (Công ty TNHH, hộ kinh doanh cá thể) lo chế biến, cung ứng, thu gom và các công ty kinh doanh lương thực xuất khẩu.

Người nông dân cần được bảo đảm thu nhập, ổn định và phát huy liên kết tự nguyện đối với các dịch vụ cung ứng, thu mua trong sản xuất như trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

Các hộ kinh doanh gia đình, các công ty TNHH tư nhân kinh doanh lương thực là những đơn vị trực tiếp ảnh hưởng đến nhịp độ thu mua lúa gạo của nông dân, xuất phát từ nhịp độ xuất khẩu gạo của các công ty xuất nhập khẩu lúa gạo. Vì vậy, các đơn vị này cần thiết phải được tổ chức lại thành các hội, nhóm để có vị thế chính đáng trong các quan hệ mua bán thông qua những quy định và luật lệ về kinh doanh, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực cần tập trung vào việc tìm kiếm thị trường, đối tác xuất khẩu bên ngoài. Nếu xuất khẩu gặp khó khăn hay giá thành xuất khẩu thấp sẽ không đủ điều kiện lưu thông dòng lúa gạo một cách trơn tru trong toàn bộ cơ cấu thị trường lúa gạo. Đồng thời thông qua hợp đồng kinh tế của các đơn vị thành viên của Vinafood II với các thành phần khác trong chuỗi sản xuất, cung ứng, kinh doanh lúa gạo để tổ chức lại theo trật tự thị trường về giá cả, chất lượng và định hướng của Chính phủ.

Tiếp tục gói vay ưu đãi cho nông nghiệp


Xuất phát từ kinh nghiệm, thực tiễn sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại vùng ĐBSCL, Ngân hàng MHB và Vinafood II đã quyết định triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy xây dựng mối liên kết giữa các thành phần (nông dân, hộ gia đình, công ty TNHH, các công ty thành viên Vinafood II...) tham gia trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo khu vực ĐBSCL.

Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB cho biết: Tham gia chương trình liên kết, người nông dân sản xuất lúa gạo trong khu vực sẽ được bảo đảm đầu ra ổn định và có lợi nhuận. Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.

Những năm qua, MHB luôn tích cực thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Tính đến thời điểm này, dư nợ cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại vùng ĐBSCL của Ngân hàng MHB chiếm 68% tổng dư nợ. Mới đây, MHB cũng đang triển khai gói ưu đãi tín dụng 13.000 tỷ đồng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng tại 13 tỉnh ĐBSCL.


Bài và ảnh: Minh Phương

Tăng lợi ích từ lúa gạo bằng cạnh tranh
Tăng lợi ích từ lúa gạo bằng cạnh tranh

Trong hơn 20 năm qua, sản lượng lúa gạo của Việt Nam gia tăng liên tục, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu. Mặc dù vậy, sản lượng tăng lại không đi kèm với tăng thu nhập của người nông dân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN