Theo Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500 - 2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất thời hạn sử dụng băng tần của doanh nghiệp trúng đấu giá lên tới 15 năm.
Phương án cũng nêu rõ điều kiện sử dụng băng tần cho các doanh nghiệp như: Doanh nghiệp phải cam kết triển khai mạng viễn thông đấu giá băng tần 2500 - 2600MHz
Sau hai năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500 - 2600MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 2500 - 2600 MHz; cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500 - 2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500 - 2600 MHz. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ viễn thông và chuyển vùng dịch vụ viễn thông cũng phải đảm bảo theo quy định.
Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500 - 2600 MHz cho các doanh nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2023/NĐ-CP. Cụ thể, giá khởi điểm của khối băng tần 2500 - 2600 MHz cho 15 năm sử dụng gần 4.000 tỷ đồng.Tiền đặt trước là 200 try đồng.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả trúng đấu giá, Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ thông báo cho tổ chức trúng đấu giá mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông phải nộp để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 63/2023/NĐ-CP.