Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình VietGap cho lợi nhuận cao

Trong bối cảnh thị trường nhập khẩu của một số nước trên thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm thì sản xuất theo quy trình sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cần thiết phải được nhân rộng. Nằm trong những đòi hỏi khắt khe này, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap triển khai tại huyện Kiên Lương (Kiên Giang) vừa đáp ứng nhu cầu, vừa tăng thu nhập cho người dân.

Thực hiện theo dự án của Trung tâm Quốc gia, đầu năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap trên địa bàn xã Dương Hòa, Bình An, huyện Kiên Lương với diện tích 20.000m2. Mô hình này được thả giống 3 đợt với mật độ 80 con/m2 và tổng lượng giống thả nuôi mô hình là 1,6 triệu con. 

Giống ở đây được mua từ Công ty cổ phần Việt Nam được sản xuất tại huyện Kiên Lương, có độ đồng đều cao, khỏe mạnh và đã qua kiểm dịch của cơ quan chức năng, nên tôm nuôi phát triển tốt. 

Theo ông Võ Thành Danh, ngụ ấp Tà Săng, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, qua mô hình nuôi theo quy trình VietGap dễ nuôi, tôm phát triển tốt và mau lớn hơn nuôi bình thường. Qua nuôi thử nghiệm ban đầu theo mô hình VietGap đã cho thu nhập cao hơn nuôi tôm sú theo mô hình cũ. 

Qua 3 tháng nuôi chăm sóc và quản lý mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap đạt tỷ lệ nuôi đạt 80%. Một số hộ nuôi thu hoạch đạt kích cỡ từ 55 – 60 con/kg, đạt sản lượng bình quân từ 4.000 – 5.200kg thương phẩm/4.000m2. 

Giá bán tôm thương phẩm trên thị trường dao động từ 120.000 – 130.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu cho sản xuất thì trung bình mỗi hộ tham gia mô hình này cho lợi nhuận từ 250 – 290 triệu đồng/ha. 

Ông Tô Văn Sinh, ngụ ấp Tà Săng, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương cho biết, nuôi tôm theo quy trình VietGap cũng không khó, lại có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn nên tỷ lệ nuôi đạt cao.

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình VietGap tương đối dễ nhưng đòi hỏi bà con nông dân phải thực hiện đồng bộ theo bộ quy phạm VietGap của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo. Địa điểm triển khai nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch; các chủ hộ cần tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, cần có biển báo đánh dấu mô hình, hồ sơ ghi chép về sử dụng các vật tư thiết bị, thuốc thủy sản cũng như tất cả các kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi; trong đó, khâu chọn con giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và sử dụng hóa chất kháng sinh trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap. 

Theo kỹ sư Nguyễn Ngọc Toản, Trưởng phòng khuyến ngư – Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, thực hiện nuôi tôm theo mô hình VietGap, con giống là khâu quan trọng nhất. Khi chọn con giống phải lựa con giống phải rõ nguồn gốc và có lưu hồ sơ, được các cơ quan chức năng xét nghiệm, kiểm dịch để tránh những mầm bệnh nguy hiểm. Về thức ăn và chế phẩm vi sinh phải lựa chọn đơn vị cung cấp và sản phẩm phải nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Một niềm vui mới đến với bà con nông dân địa phương là vừa được Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản thuộc Hội nghề cá Việt Nam cấp giấy chứng nhận sản phẩm tôm thẻ chân trắng được sản xuất với quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản VietGap của Câu lạc bộ nuôi tôm ấp Tà Săng, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương với tổng diện tích nuôi 23.000m2 và sản lượng đạt 110 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có thời hạn sử dụng 2 năm và tần suất đánh giá, giám sát 2 lần/năm.

Lê Sen (TTXVN)
Khá lên nhờ tôm thẻ chân trắng
Khá lên nhờ tôm thẻ chân trắng

Tại ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) ai cũng biết ông Sáu Son (Đoàn Văn Son, là thành viên của Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành). Ông là tiên phong làm giàu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, cho thu nhập cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN