Nhiều khó khăn trong nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm

Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, từ thí điểm tới việc nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm còn rất nhiều vấn đề đặt ra để có thể phát huy nguồn lực và duy trì lâu dài mô hình này.

Chú thích ảnh
Các khách mời tham dự tọa đàm.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến: "Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm" do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 20/10, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và cho phép Bộ Công Thương được triển khai các mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc. Giai đoạn 2011 – 2015, Bộ đã triển khai được 32 mô hình thí điểm trên phạm vi toàn quốc. Giai đoạn năm 2016 – 2020, Chương trình mục tiêu y tế dân số cũng đã có nội dung tiếp tục được xây dựng mô hình thí điểm ở các địa phương còn lại.

Rất nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình thí điểm, nhân rộng bằng những nguồn vốn từ tài trợ quốc tế hay là từ ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa huy động từ tiểu thương, hoặc từ phía hợp tác xã hay là doanh nghiệp. Nhờ đó, trên toàn quốc hiện nay đã có hàng trăm mô hình chợ an toàn thực phẩm theo mô hình thí điểm và đã được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các bộ, ngành ban, ngành trung ương.

Tuy nhiên, theo bà Nga, bên cạnh đó thì còn cũng rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm ở Việt Nam như mô hình vẫn còn chưa hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là các chợ ở khu vực nông thôn, khi mà người dân đến mua sắm còn chưa đông. 

“Vấn đề nguồn hàng từ các chợ, đặc biệt là các chợ dân sinh do Bộ Công Thương chịu trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc, gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn tiểu thương lấy từ chợ đầu mối hoặc là từ những vùng sản xuất tự cung, tự cấp của các địa phương, công tác truy xuất nguồn gốc hàng hóa đối với nhóm hàng này không hề đơn giản. Theo phân công của Chính phủ tại Nghị định 15 thì Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối. Vì vậy, chúng tôi cũng cần phải có những gắn bó chặt chẽ hơn nữa để làm sao nguồn hàng từ các chợ đầu mối về với các chợ dân sinh là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”, bà Nga cho hay.

Một  trong những khó khăn nữa theo bà Nga là Việt Nam có đến 2.000.000 tiểu thương cần phải được tập huấn về an toàn thực phẩm, tuy nhiên, rất nhiều tiểu thương không tham gia...

Ở góc độ địa phương, ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn cho biết, do địa hình nên giao thương tại tỉnh có những khó khăn nhất định. 

“Thời gian qua, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tập quán tiêu dùng của người dân ở trên địa bàn nhiều người không quan tâm lắm đến việc an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc thay đổi nhận thức của người dân là một trong những cái khó nhất. Một số cơ sở hạ tầng đã xuống cấp rất nhiều, kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa chợ thì cũng hạn hẹp, khó trong thực hiện. Đặc biệt, các tiểu thương và những người được giao nhiệm vụ quản lý chợ thì là chưa mặn mà trong việc nhân rộng cái mô hình quản lý chợ này”, ông Lâm Đình Sáng cho hay.

Để nhân rộng mô hình này, theo ông Sáng, cần phải có kinh phí để thực hiện. Đồng thời, tỉnh sẽ tuyên truyền với các hộ kinh doanh, người dân, tổ chức một số lớp tập huấn về an toàn thực phẩm cho tiểu thương, người quản lý của xã có chợ, nêu chế tài xử lý khi mà đã đã buôn bán sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Hoàng Minh Luân, Phó Tổng giám đốc Hợp tác xã Hải An, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam cho rằng,  những chính sách xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm hiện nay chủ yếu là do các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, vì vậy, chưa nhìn thấy được sự thống nhất từ thống nhất, chưa đủ để thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xây dựng, khai thác, phát triển chợ. 

Để thúc đẩy phát triển mô hình này, theo ông Luân cần có đầu tư cơ sở vật chất, chợ phải có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải và thiết kế đầy đủ vệ sinh. Vấn đề thứ hai là yếu tố về công tác kiểm soát nguồn hàng, xây dựng vùng trồng nguyên liệu, vùng chăn nuôi hay là giết mổ theo chuỗi.

Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Xuân Anh Tuấn - Phó Giám đốc Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP vấn đề xây dựng chuỗi cung ứng từ sản xuất đến giết mổ cho đến ra chợ. 

“Chúng ta không có con đường nào khác cả, bởi vì làm như thế chúng ta mới có thể truy xuất được, có được nguồn gốc để nắm, để có thể đưa quản lý nhà nước vào được, còn nếu bình thường tôi cho rằng khả năng này rất khó. Tiếp theo nữa, xây dựng chuỗi này sẽ dẫn đến được câu chuyện sản xuất bền vững”, ông Tuấn cho hay.

Thu Trang/Báo Tin tức
Cả cộng đồng vào cuộc xây dựng chuỗi giá trị để có thực phẩm an toàn
Cả cộng đồng vào cuộc xây dựng chuỗi giá trị để có thực phẩm an toàn

“Vẫn còn nhiều bất cập trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đã đến lúc, cả cộng đồng cần vào cuộc để xây dựng nên quy trình sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ thực phẩm an toàn”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN