Nhật Bản dự chi ngân sách kỷ lục để vực dậy kinh tế

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ và liên minh cầm quyền ngày 21/12 đã nhất trí tổng dự chi ngân sách ban đầu của Nhật Bản cho tài khoá 2013 sẽ đạt mức kỷ lục 95.880 tỷ yên (khoảng 921 tỷ USD), tăng so với mức 92.610 tỷ yên của năm trước.

Thủ tướng Shinzo Abe trong buổi trả lời phỏng vấn hôm 6/12 tại Tokyo. Ảnh: Bloomberg


Động thái trên diễn ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Yoshitaka Shindo nhất trí cắt giảm các khoản chi dùng tới 40% so với tài khoá 2013 xuống còn 610 tỷ yên, trong gói ngân sách quốc gia cho tài khoá sau bắt đầu từ tháng 4/2014, để thúc đẩy nền kinh tế khu vực.

Cùng với gói ngân sách bổ sung 5.470 tỷ yên cho tài khoá 2013 được phê duyệt trong tháng này, Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết mang tính liên tục, nhằm thoát khỏi gần hai thập kỷ giảm phát với tổng ngân sách 100.000 tỷ yên. Dự kiến, Nội các của Thủ tướng Abe sẽ thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2014 vào ngày 24/12 tới.

Trong cuộc họp giữa Chính phủ, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác trong liên minh đảng Công minh Mới (NKP), ông Abe cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế, các khoản chi cho chính sách của Nhật Bản - bao gồm các khoản dùng cho các dự án công cộng và chương trình an sinh xã hội, nhưng không bao gồm chi phí trả nợ - sẽ đạt mức cao kỷ lục 72.610 tỷ yên trong tài khóa 2014, tăng 2.200 tỷ yên so với ngân sách ban đầu của tài khóa 2013.

Để phục hồi nền tài chính bấp bênh của Nhật Bản, Chính phủ nước này sẽ hạn chế phát hành trái phiếu chính phủ xuống mức 41.250 tỷ yên, giảm 1.600 tỷ yên so với năm trước. Bộ trưởng Aso bày tỏ tin tưởng rằng Tokyo có thể sẽ đạt được bước tiến lớn, nhằm giành được mục tiêu khôi phục nền tài chính.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị quốc tế giảm một nửa thâm hụt cán cân tài chính so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến tài khóa 2015, so với mức của năm 2010 và đưa cán cân này đạt mức thặng dư vào tài khóa 2020. Điều này có nghĩa là Nhật Bản không thể tài trợ cho chi tiêu của chính phủ ngoài việc phải lo trả nợ, mà không phát hành thêm trái phiếu.

Về mặt chi phí, liên quan đến sự gia tăng lợi nhuận từ thuế địa phương, Bộ Tài chính Nhật Bản đã yêu cầu hủy bỏ hoặc giảm một nửa kinh phí cho kinh tế địa phương, tổng cộng khoảng 1.000 tỷ yên mà chính phủ dành ra từ tài khoá 2009, nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trước đó một năm.


Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ phân bổ 120 tỷ yên cho hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực y tế, để khai trương Viện Sức khoẻ quốc gia (NIH) theo mô hình của Mỹ. Để cải tiến hệ thống giáo dục, 2,8 tỷ yên sẽ được sử dụng để tăng hỗ trợ cho chi phí chăm sóc trẻ em và triển khai chương trình học bổng cho học sinh trung học.

Đặc biệt, chi phí an sinh xã hội chiếm khoảng 40% chi dùng cho chính sách sẽ đạt 30.520 tỷ yên, trong bối cảnh việc chi tiêu cho lương hưu và chí phí y tế đang tăng mạnh do dân số già hóa, và Thủ tướng Abe muốn thúc đẩy hỗ trợ cho các gia đình nuôi dạy trẻ để khắc phục tỷ lệ sinh đang giảm ở nước này.


TTXVN/Tin tức
 Nhật Bản: Thâm hụt thương mại kỷ lục
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại kỷ lục

Thâm hụt thương mại ở Nhật Bản đã tăng lên 1,29 nghìn tỷ yên (12,6 tỷ USD) trong tháng 11 vừa qua, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao kỷ lục trong một tháng kể từ khi Nhật Bản ghi lại các số liệu vào năm 1979 và cũng là tháng thứ 17 thâm hụt liên tiếp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN