Lương tăng không theo kịp trượt giá

Mức lương tối thiểu đối với khối hành chính-sự nghiệp mới đảm bảo nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm, chưa thể đảm bảo các khoản chi phí khác. Sau 7 lần điều chỉnh tăng lương đối với khối này vẫn tồn tại nghịch lý: Lương tăng không theo kịp tốc độ trượt giá, lạm phát.
 
Hội thảo "Chính sách tiền lương: Thực trạng và các giải pháp cải cách" diễn ra ngày 17/5/2012 do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế-xã hội.
 
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu rõ: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra chủ trương cải cách chính sách tiền lương. Một trong những quan điểm quan trọng được nêu ra là: Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mục tiêu của cải cách tiền lương là phải tiến tới đảm bảo cho người lao động sống được bằng tiền lương và tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình.
 
Nhiều bất cập trong chính sách tiền lương

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII cuối năm 2011 đã quyết định từ 1-5-2012 lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng từ 830 nghìn đồng lên 1.050 nghìn đồng/tháng. Cùng với việc nâng lương tối thiểu, phụ cấp công vụ cũng được điều chỉnh lên 25% cho cán bộ, công chức. Lương hưu và phụ cấp ưu đãi người có công cũng sẽ được điều chỉnh tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, từ năm 2003, mức lương tối thiểu chung của người lao động trong khối hành chính-sự nghiệp nhà nước đã được điều chỉnh 7 lần từ mức 210 nghìn đồng/tháng lên 830 nghìn đồng/tháng.
 

Lương tăng nhưng vẫn không theo kịp tốc độ trượt giá, lạm phát. Trong ảnh: Người dân mua hàng tại siêu thị Coop Mart (Hà Nội). Ảnh: Lê Phú

 
Tuy nhiên, với tốc độ tăng CPI quá cao như năm 2011 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn thừa nhận: “Lương tăng nhưng mới chỉ trên danh nghĩa, chưa bù đắp được so với tốc độ lạm phát, tăng giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tái sản xuất sức lao động hàng ngày của đội ngũ công bộc của dân”.

Theo tính toán của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2011 mức lương tối thiểu chung do Chính phủ qui định (830 nghìn đồng/tháng khối hành chính-sự nghiệp) mới đảm bảo nhu cầu tối thiểu về nhu cầu lương thực, thực phẩm, chưa thể đảm bảo các khoản chi phí khác.

Có một thực tế, so với việc điều chỉnh lương doanh nghiệp theo vùng (từ 1-10-2011, cao nhất là 2 triệu đồng/người/tháng), thì lương tối thiểu dành cho đội ngũ cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách còn quá thấp so với mặt bằng chung.

Như vậy, sau 7 lần điều chỉnh tăng lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước vẫn tồn tại nghịch lý: Lương tăng không theo kịp tốc độ trượt giá, lạm phát.

Hướng đến mức lương tối thiểu chung cho cả xã hội

Ngày 17-5-2012, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo "Chính sách tiền lương: Thực trạng và các giải pháp cải cách" với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế-xã hội.

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu rõ: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra chủ trương cải cách chính sách tiền lương. Một trong những quan điểm quan trọng được nêu ra là: Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Mục tiêu của cải cách tiền lương là phải tiến tới đảm bảo cho người lao động sống được bằng tiền lương và tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội nêu rõ: nhìn lại chính sách tiền lương cho thấy nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước cũng như nhu cầu của người lao động. Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ 3 sắp tới sẽ thể chế hóa quan điểm của Đảng về tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Chính sách tiền lương hiện hành cho thấy có sự bất cập khi chúng ta thực hiện 2 loại lương tối thiểu khác nhau ở khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp, tạo ra sự phân chia nhu cầu sống tối thiểu của người lao động khác với cán bộ, công chức nhà nước. Điều này chưa phù hợp với các nguyên tắc xây dựng tiền lương tối thiểu.

Vì vậy, trong các giải pháp cải cách tiền lương phải hướng đến một mức lương tối thiểu chung cho toàn xã hội do Chính phủ công bố hoặc chỉ có lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiền lương.

Đối với khu vực nhà nước thì xây dựng mức tiền lương cơ bản tương ứng mức lương trung bình khá trong xã hội để trả cho cán bộ công chức-loại lao động công vụ, lao động đặc thù thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Đề cập tới chính sách tiền lương đối với người lao động trong các doanh nghiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương ( Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Hoàng Minh Hào đánh giá: Thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp nhà nước chưa trở thành thước đo để trả lương mà chủ yếu dùng để đóng hưởng bảo hiểm xã hội.

Nêu quan điểm tiếp tục coi tiền lương là giá cả sức lao động, được xác định theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương Hoàng Minh Hào nhấn mạnh: xuất phát từ chức năng của tiền lương tối thiểu là bảo vệ người lao động, chống bóc lột sức lao động thì mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Theo đó, phương pháp xác định phải dựa vào nhu cầu tối thiểu của người lao động (có nuôi con) là chủ đạo và có tham chiếu đến các điều kiện khả năng của nền kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, mức tiền công trên thị trường, việc làm, thất nghiệp.

Ngoài mức lương tối thiểu theo từng tháng (chia theo vùng, ngành), cần quy định mức lương tối thiểu theo giờ để điều chỉnh đối với trường hợp người lao động làm việc trọng thời gian theo tháng.

Theo Vụ trưởng Vụ tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường mức lương tối thiểu (thấp nhất) của cán bộ, công chức cần và phải không thấp hơn mức lương tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Việc xác định mức lượng tối thiểu (thấp nhất) làm căn cứ xác định các mức lương trong hệ thống ngạch, bậc lương của cán bộ, công chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc bảo đảm tiền lương (gồm cả phụ cấp) của cán bộ, công chức.

Ông Sangheon LEE (Văn phòng Lao động Quốc tế, Geneva) cho rằng tiền lương tối thiểu là hình thức can thiệp trực tiếp nhất, chủ yếu giải quyết trường hợp dễ bị tổn thương nhất. Việc xác định tiền lương tối thiểu hiệu quả đòi hỏi: quyết định dựa trên bằng chứng (số liệu và phân tích); cơ chế ba bên; điều chỉnh thường xuyên/định kỳ; thực thi và giám sát.

Ông nhấn mạnh: có thể đáp ứng những yêu cầu này thông qua thành lập hội đồng tiền lương ba bên. Cải cách chính sách tiền lương là một trong những thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, ngân sách dành cho quỹ lương còn hạn chế. Các ý kiến tại Hội thảo sẽ cung cấp thông tin và bước đầu đề xuất xây dựng các giải pháp cho Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012-2020.

Phương Dung (tổng hợp)
Lương tăng, nhưng thu nhập thực tế của lao động giảm
Lương tăng, nhưng thu nhập thực tế của lao động giảm

Kết quả khảo sát nhanh của Trung tâm Phân tích và dự báo (Viện Khoa học xã hội VN) trong tháng 8 với DN và người LĐ cho thấy: Mặc dù DN tăng lương cho người LĐ, nhưng thu nhập thực tế của họ không được cải thiện, thậm chí giảm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN