Điểm khác biệt lớn của các quỹ đầu tư là thay vì đầu tư vào các công cụ tài chính, các quỹ này sẽ nhắm tới các công ty không niêm yết hoặc những công ty niêm yết nhưng có kế hoạch rút khỏi sàn giao dịch, với mục tiêu tham gia quản lý, tăng trưởng doanh nghiệp và duy trì thời gian đầu tư tối thiểu 5 - 10 năm. Vì vậy, đây là cơ hội để doanh nghiệp cac giải pháp thu hút đầu tư từ kênh này.
Theo các chuyên gia, ngoài một số quỹ lớn như VinaCapital hay Mekong Capital, thị trường vốn trung hạn cho các SMEs tại Việt Nam vẫn còn tương đối tiềm năng. Tín hiệu tích cực cho các SMEs là ngày càng có nhiều quỹ đầu tư ngoại đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Cuối tháng 2 vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiếp phái đoàn 14 quỹ đầu tư đa quốc gia hàng đầu thế giới và khu vực tới tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Để có thể khơi thông nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm kinh doanh II - Ngân hàng TMCP Bắc Á khuyến nghị, các SMEs tại Việt Nam vẫn chưa quan tâm hoặc biết đến các quỹ này, đồng thời còn yếu về kỹ năng quản trị và ngoại ngữ.
"Ngay cả việc giao tiếp tìm kiếm cơ hội cũng đang là điểm yếu lớn của hầu hết SMEs tại Việt Nam. Kỹ năng ngoại ngữ hạn chế hay sự quan tâm và thấu hiểu về tiềm năng thị trường tài chính vẫn chưa thực sự cao. Điều này ngăn cản cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa các quỹ đầu tư ngoại và các SMEs Việt Nam, khiến họ bỏ lỡ cơ hội hợp tác phát triển. Vì thế, khẩu vị đầu tư rủi ro hơn của các quỹ đầu tư đòi hỏi các doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực, công nghệ, sản phẩm hay tầm nhìn kinh doanh. Đổi lại, sự khắt khe đó có thể tạo đà thúc đẩy các SMEs Việt Nam chuyên nghiệp hơn.
Để tiếp cận vốn từ các quỹ đầu tư, các SMEs phải năng cao năng lực quản trị, chiến lược kinh doanh… Khi có nguồn vốn dài hạn từ các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp sẽ có động lực đầu tư vào những giá trị dài hạn, ví dụ như số hoá trong quản trị, kinh doanh hay tự động hoá trong khâu sản xuất...", ông Hải nhấn mạnh.