Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố

Tối 6/10, tại Trung tâm Văn hóa- Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố.

Chú thích ảnh
Gạo thơm Bắc Kạn được bày bán tại Hội chợ. Ảnh: Phương Anh/TTXVN

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng 69 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/1954) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/1945).

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sự kiện này có ý nghĩa thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận biết, có thêm nhiều lựa chọn tiêu dùng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, phát huy tinh thần tự lực, tự cường. 

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng hy vọng với việc tổ chức những sự kiện như thế này sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã có thêm nhiều khách hàng, đầu mối tiêu thụ tại Hà Nội, góp phần cân đối cung – cầu hàng hoá, kích cầu người tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024. Người tiêu dùng Thủ đô biết đến, ưu tiên, lựa chọn tiêu dùng sản phẩm trái cây, nông sản an toàn, với giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt. 

Chú thích ảnh
Sản phẩm mật ong của Hưng Yên được bày bán tại hội chợ. Ảnh: Phương Anh/TTXVN

Với trên 130 gian hàng và khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hội chợ đã thu hút trên 80 doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và 18 tỉnh tham gia. Cụ thể, Hà Nam, Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Bình Thuận, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Nam… để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản an toàn, sản phẩm mùa vụ  như trái cây có múi, nông sản đặc sản….
 
Đặc biệt, tại hội chợ doanh nghiệp, hợp tác xã còn giới thiệu đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm)… đưa sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý đến với người tiêu dùng, thực hiện hiệu quả kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ của thành phố cũng như Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ngoài ra, Hà Nội cũng còn tích cực hỗ trợ các địa phương quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản vùng miền tiêu thụ tại thị trường Hà Nội thông qua hoạt động giao thương, hội chợ.…Cụ thể, hỗ trợ Đoàn công tác các tỉnh như Bắc Kạn, Nghệ An, Kon Tum, Tây Ninh… khảo sát, làm việc trực tiếp với các kênh phân phối Hà Nội về kết nối tiêu thụ sản phẩm vào các trung tâm siêu thị lớn như Aeon, Central  Group, MM Mega Market; chuỗi Biggreen, Đức Thành…. 

Hội chợ sẽ kéo dài đến hết ngày 11/10 tới.

Nam Giang (TTXVN)
Áp lực khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Áp lực khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Quy mô nhỏ lẻ, trình độ sản xuất và năng lực vận hành hạn chế là những rào cản tạo ra khó khăn trong triển khai bán hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã tại các địa phương trên nền tảng số. Đi liền đó là hạ tầng cơ sở logistics, chi phí vận chuyển giao hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, từ 20-30%, thậm chí có khi tới 40% cũng đang tạo áp lực không nhỏ trong việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN