Giải pháp đột phá để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài

Sáng 4/9, tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá”, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và chuyên gia kinh tế.

Chú thích ảnh
Các khách mời tại buổi Tọa đàm. Ảnh: baochinhphu.vn

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Có một tín hiệu đáng mừng là sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua.

Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu của làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi, cùng với những biện pháp phòng chống COVID-19 tích cực và hiệu quả.

Tại buổi tòa đàm, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong thời gian qua dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới dòng vốn đầu tư toàn cầu, theo đó, dòng vốn đầu tư của trên thế giới đều giảm sâu, thậm chí là âm. Ở Việt Nam vốn đầu tư mới, tăng thêm và giải ngân đều giảm.

Tuy nhiên, số dự án đăng ký mới tăng 6,6%; tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ và con số về xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ giảm từ 5-6%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp FDI bị tác động nhưng rất ít, xuất nhập khẩu có tác động nhưng tần suất quan tâm của các nhà đầu tư tới Việt Nam đều tăng lên. Các nhà đầu tư rất quan tâm tới đầu tư tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để tận dụng được được dòng vốn đầu tư dịch chuyển này, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội đầu tư nước ngoài cho rằng, thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội từ hội nhập; tăng cường sự liên kết và phải có sự quyết tâm, nâng trình độ cùng với liên kết doanh nghiệp trong nước.

"Hiện, chúng ta đã có những con chim đầu đàn, tuy nhiên tính liên kết vẫn chưa cao và trước mắt chúng ta cần phải đẩy mạnh tính liên kết này. Doanh nghiệp có mạnh thì mới phát triển và hội nhập. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải xây dựng được nguồn nhân lực cốt lõi, làm được như vậy thì doanh nghiệp mới phát triển được", ông Toàn bày tỏ.

Về nâng cấp doanh nghiệp Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, hiện nay chúng ta vẫn loay hoay trong việc nâng cấp như thế nào và tham gia vào chuỗi ra sao. Ở góc độ quản lý nhà nước, Cục Đầu tư nước ngoài rất mong muốn doanh nghiệp tham gia vào chuỗi, doanh nghiệp Việt Nam tham gia được thì sẽ lớn dần lên, để làm được đièu đó thì có 3 cách. Đó là, chính doanh nghiệp phải nâng cấp, nâng cấp từ đối tác, nhà nước có chính sách hỗ trợ; doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công nghệ và đã tham gia vào chuỗi; doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, mua và tham gia vào các công ty đã tham gia vào chuỗi. Để học tập kinh nghiệm của họ, sẵn hệ thống chuỗi, để từ đó doanh nghiệp lớn mạnh lên.

Để thu hút được dòng vốn đầu tư chất lượng cao, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận một cách thực tế. Cho tới nay FDI vào Việt Nam phần lớn từ các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc…) rất ít nhà đầu tư từ Mỹ và EU.

Bởi, chi phí không chính thức chính là rào cản, là "nút thắt" cản trở rất nhiều đến dòng vốn đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp FDI, mà còn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Điều này cần phải xóa bỏ triệt để và nhanh chóng. Có như vậy, Việt Nam mới tận dụng được cơ hội vàng để đón các nhà đầu tư nước ngoài đến hợp tác, đầu tư, biến các tiềm năng thành sức mạnh cho nền kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.” ông Cung nhấn mạnh.

Theo ông Cung,  từng nhà đầu tư phải có chính sách khác nhau, thiết kế chính sách theo từng nhà đầu tư; thay đổi cách thức quản lý và có lựa chọn. Bên cạnh đó, các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được thực thi là "điểm cộng" để Việt Nam càng hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà đầu tư ngoại.

Để tận dụng được làn sóng đầu tư mới này, các chuyên gia cũng khuyến nghị, Việt Nam cần phải có cách làm khác trước đây. Đó là tiếp tục cải cách thể chế tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, chủ động và nhất quán về chính sách thu hút đầu tư, đồng thời chính các doanh nghiệp trong nước cũng phải chủ động hơn nữa.

Có như vậy, Việt Nam mới tận dụng được cơ hội vàng để đón các nhà đầu tư nước ngoài đến hợp tác, đầu tư, biến các tiềm năng thành sức mạnh cho nền kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu…

Thúy Hiền (TTXVN)
Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài: Cần các giải pháp đồng bộ của toàn hệ thống chính trị
Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài: Cần các giải pháp đồng bộ của toàn hệ thống chính trị

Phát biểu tại Hội nghị với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng năm 2020, diễn ra ngày 31/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết dù tình hình được cải thiện, song tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn nước ngoài ở các địa phương còn thấp, nếu không có giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn thì đến cuối năm tỷ lệ vẫn sẽ không tăng nhiều.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN