Giá vàng bật tăng rồi hạ nhiệt

Nếu như sáng 22/7, giá vàng tăng mạnh tới 200.000 đồng/lượng sau một phiên giảm nhanh xuống mức thấp nhất 3 tuần (do đồng USD quay đầu giảm giá và chứng khoán đi xuống) thì tới chiều cùng ngày, giá vàng lại hạ nhiệt.

Đầu phiên giao dịch hôm qua, tại thị trường miền Bắc, giá vàng SJC mua vào - bán ra là 36,43 - 36,78 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng mua vào và tăng 180.000 đồng/lượng bán ra so với chốt phiên ngày 21/7. Cùng thời điểm, giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu giao dịch là 36,60 - 36,67 triệu đồng/lượng, tăng 180.000 đồng/lượng mua vào và tăng 170.000 đồng/lượng bán ra so với chiều 21/7.

Tuy nhiên theo khảo sát của phóng viên Tin Tức, đến thời điểm trưa 22/7, giá vàng miếng SJC tại TP Hồ Chí Minh đã có sự hạ nhiệt, giảm đến 90.000 đồng/lượng mua vào và 20.000 đồng/lượng bán ra. Còn ở Hà Nội, giá mua vào và bán ra lại có sự đối nghịch. Cụ thể, giá mua vào vàng miếng SJC giảm đến 190.000 đồng/lượng, giao dịch ở mức 36.390.000 đồng/lượng, trong khi đó giá bán ra lại tăng thêm 60.000 đồng/lượng, nâng mức giá bán là 36.740.000 đồng/lượng. Đến chiều cùng ngày, giá vàng trong nước tiếp tục hạ nhiệt, dao dịch ở mức 36,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,7 triệu đồng/lượng (bán ra).

Đại diện Công ty Bảo Tín - Minh Châu cho biết: Mặc dù giá vàng trong nước có xu hướng tăng nhưng vẫn đang dao động ở biên độ hẹp. Đây là thời điểm thuận lợi để nhà đầu tư và người dân mua vàng ở vùng giá thấp để chốt lời. Đơn cử tại phiên giao dịch hôm qua, lượng khách mua vào (chiếm 55%) tích trữ lớn hơn so với lượng khách bán ra (chiếm 45%). Còn tại TP Hồ Chí Minh, giao dịch vàng vẫn như ngày thường, không xảy ra đột biến. Phần lớn, người mua vàng chủ yếu là vàng trang sức, vàng miếng chỉ mua nhỏ lẻ, không có sự đầu cơ vàng miếng khi giá vàng tăng giảm bất thường như trước đây.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, người dân cũng không nên sốt ruột mua vàng đầu tư vào thời điểm này vì từ nay đến cuối năm, giá vàng thế giới sẽ còn sự biến động bất thường, kéo theo giá vàng trong nước cũng sẽ tăng, giảm theo. Các nhà đầu tư vàng nên nghe ngóng và quan sát để tránh tình trạng mua vàng giá cao và bán vàng giá thấp.

Theo Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày 22/7, giá vàng giao ngay tại Singapore giảm 0,6% xuống còn 1.323,7 USD/ounce và đến 3 giờ 24 phút chiều là 1.325,07 USD/oune. Trong khi đó, Reuters đưa tin giá vàng tại Mỹ tụt 0,4% và đạt mức giá 1.326,3 USD/ounce.

Các chuyên gia nhận định rằng giá vàng “kém sắc” sau khi tăng 1,2% trong phiên giao dịch ngày 21/7 - thời điểm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố quyết định giữ lại mức lãi suất thấp - bởi các nhà đầu tư đã thu được khoản lãi nhất định.

Cũng trong phiên ngày 21/7, lượng vàng do Quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 0,22% xuống còn 963,14 tấn.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về chính sách tiền tệ vào tuần tới. Theo một số chuyên gia, phải đợi đến quý 4 năm nay FED mới quyết định có nâng lãi suất hay không, có thể là vào tháng 12 khi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ. Trong khi đó ECB cho biết sẽ cân nhắc áp dụng thêm các biện pháp kích thích kinh tế cần thiết khi bức tranh về sự ảnh hưởng của Brexit với nền kinh tế châu Âu đã rõ ràng hơn.

M.Phương - Hải Yên - Hà Linh
Giá vàng trong nước tăng mạnh
Giá vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng thế giới phiên sáng 22/7 quay đầu tăng lên 1329.96 USD/oz, tương đương 35,78 triệu đồng/lượng. Trong nước, giá vàng tăng mạnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN